Thứ Sáu, 19/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Tường thuật trực tuyến tọa đàm: Cơ hội đột phá hệ thống phân phối từ Covid-19

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Tường thuật trực tuyến tọa đàm: Cơ hội đột phá hệ thống phân phối từ Covid-19

Nhóm PV

(TBKTSG Online) – Dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế, đẩy nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn, chật vật. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng đại dịch cũng tạo ra sự thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng; nhiều doanh nghiệp cũng đã có sự cải tổ, chuyển đổi để phục vụ tốt hơn nhu cầu mua sắm trực tuyến (online) của khách hàng trong giai đoạn kênh bán hàng truyền thống bị ảnh hưởng.

Những thay đổi này chính là thách thức của các doanh nghiệp vốn quen phân phối hàng hóa qua các kênh truyền thống, nhưng cũng là lực đẩy để doanh nghiệp tiếp cận thêm các kênh phân phối online. Nhiều doanh nghiệp cung cấp nền tảng mua sắm, thanh toán trực tuyến, hay giao nhận được hưởng lợi từ những sự thay đổi nói trên.

Tường thuật trực tuyến tọa đàm: Cơ hội đột phá hệ thống phân phối từ Covid-19
Các diễn giả tham gia tọa đàm "Cơ hội đột phá hệ thống phân phối từ Covid-19", từ phải sang trái: ông Lê Trí Thông, Tổng giám đốc Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ); bà Phan Bích Tâm, Giám đốc quốc gia của Hiệp hội Mobile Marketing; bà Vũ Thị Nhật Linh, Phó tổng giám đốc quản lý Sàn giao dịch thương mại Tiki; và người điều phố chương trình Quốc Khánh. Ảnh: Thành Hoa

Vậy doanh nghiệp làm sao để cải tiến cách thức phân phối trước đây cho phù hợp với diễn tiến thời sự của kinh tế – xã hội trong và sau dịch bệnh, phù hợp với sự thay đổi thói quen của người tiêu dùng? Làm sao để tận dụng được “đà tăng” của hệ thống phân phối mới sau khi dịch đi qua? Vai trò của tiếp thị trực tuyến (online marketing) trong thời đại kinh tế số ra sao?

Lúc 10h30 ngày hôm nay (15-5), số thứ tư trong chuỗi tọa đàm “Cùng doanh nghiệp vượt qua đại dịch” sẽ bàn về chủ đề “Cơ hội đột phá hệ thống phân phối từ Covid-19”.

Như thường lệ, buổi tọa đàm sẽ được phát trực tuyến (livestream) tại các Fanpage của Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Hội doanh nhân trẻ TPHCM, Tôn Colorbond và tại báo điện tử Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online.

Tại buổi tọa đàm này, các diễn giả sẽ chia sẻ các sáng kiến, sự chuyển mình của hệ thống phân phối thời Covid-19, sự đẩy mạnh số hóa kênh phân phối của doanh nghiệp, và vai trò của marketing trong sự chuyển hướng của kênh phân phối.

Các diễn giả của tọa đàm, gồm: Bà Phan Bích Tâm, Giám đốc quốc gia của Hiệp hội Mobile Marketing, sẽ chia sẻ về những sự sáng tạo trong lĩnh vực tiếp thị trong mùa dịch, xu hướng tiếp thị trực tuyến của doanh nghiệp trên các thiết bị di động để thúc đẩy nền kinh tế số; Ông Lê Trí Thông, Tổng giám đốc Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) sẽ nói về sự chuyển mình của hệ thống phân phối của PNJ từ trong và sau Covid-19, những lời khuyên cho doanh nghiệp khi chuyển hướng kênh phân phối và cách thức duy trì kênh phân phối sau dịch; Bà Vũ Thị Nhật Linh, Phó tổng giám đốc quản lý Sàn giao dịch thương mại Tiki, chia sẻ về xu hướng chuyển đổi mua sắm online nhìn từ con số vận chuyển, và giao dịch tại Tiki, các sáng kiến của Tiki nhằm hỗ trợ doanh nghiệp chuyển mình trong nền kinh tế số.


Trong quá trình theo dõi, quý độc giả có thể đặt câu hỏi cho diễn giả trực tiếp qua các Fanpage hoặc ngay từ bây giờ bạn đọc có thể đặt câu hỏi trước cho các diễn giả trong buổi tọa đàm trên tại đây.

10:40

Câu hỏi đầu tiên của buổi tọa đàm trực tuyến được gửi đến bà Vũ Thị Nhật Linh, Phó tổng giám đốc quản lý Sàn giao dịch thương mại Tiki: Theo bà, người tiêu dùng sẽ thay đổi thói quen mua sắm trực tuyến (online) trong mùa dịch bệnh, sự thay đổi này liệu có kéo dài?

Bà Vũ Thị Nhật Linh, Phó tổng giám đốc quản lý Sàn giao dịch thương mại Tiki: Tại sàn giao dịch Tiki, chúng tôi đã có thay đổi về cấu trúc ngành hàng trong và sau mùa dịch và cấu trúc ngành hàng, kéo theo hay đổi hành vi người tiêu dùng. Đây không phải là sự thay đổi ngắn hạn. Ví dụ, qua ghi nhận, chúng tôi nhận tấy thời gian khách hàng ở lại trên trang tăng 20% so với thời điểm trước dịch bệnh và hiện tại, tình trạng này vẫn được duy trì. Nhu cầu tìm kiếm thông tin của khách hàng trên trang cũng nhiều hơn, các hành vi ấy đã dần hình thành như thói quen nơi người tiêu dùng.

10:50

Bà có nhận thấy sự gia tăng của số đơn vị kinh doanh trước đây chỉ vận hành kênh bán lẻ truyền thống giờ muốn có mặt trên Tiki hay không?

Bà Vũ Thị Nhật Linh, Phó tổng giám đốc quản lý Sàn giao dịch thương mại Tiki: Từ đợt giãn cách xã hội đến giờ, hang tuần khi Tiki đánh giá lại tình hình thì kênh trực tuyến (online) nằm trong Top 3 mối quan tâm của các đối tác. Kênh online trở thành kênh bán hàng ưu tiên của nhiều đối tác, nhiều đối tác trước chưa có sự sẵn sàng giờ đã sẵng sàng và ưu tiên cho mục tiêu online hơn.

Bà Vũ Thị Nhật Linh, Phó tổng giám đốc quản lý Sàn giao dịch thương mại Tiki. Ảnh: Thành Hoa

10:55

Thưa ông Lê Trí Thông, ông có thể chia sẻ về sự dịch chuyển của Công ty PNJ từ kênh truyền thống sang kênh online?

Ông Lê Trí Thông, Tổng giám đốc Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ): Kênh phân phối của PNJ trước đây luôn cần có sự trải nghiệm thực tế của khách hàng nên kênh truyền thống đóng vai trò chủ yếu. Do dịch bệnh Covid-19 bùng phát nên vào Ngày Thần tài năm nay mọi người ngại đi mua sắm ở nơi tụ tập đông người nên chúng tôi quan tâm đến kênh trực tuyến. Sau đó, PNJ đã chuẩn bị cho kênh online trong dịp mua sắm nhân Ngày Tình yêu (14-2), đến Ngày Quốc tế Phụ nữ (8-3), kênh online của PNJ đã tăng trưởng nhanh vì khách hàng không đi đến cửa hàng do lo ngại nguy cơ lây nhiễm Covid-19.

Hoạt động kinh doanh trực tuyến của chúng tôi đã thay đổi, ví dụ như chúng tôi bổ sung thêm trung tâm xử lý đơn hàng trực tuyến tại các khu vực khác nhau. Về mặt tổ chức cũng có sự thay đổi.

10:57

Vậy ở góc nhìn của một chuyên gia online marketing, thưa bà Phan Bích Tâ, bà nhận xét gì  về sự thay đổi cuả người tiêu dùng?

Bà Phan Bích Tâm, Giám đốc quốc gia của Hiệp hội Mobile Marketing: Người tiêu dùng đã có sự thay đổi về tương tác, sử dụng các công cụ trực tuyến. Người tiêu dùng mua sắm online nhiều hơn, đặc biệt các mặt hàng nhu yếu phẩm, sản phẩm chăm sóc sức khỏe… Việt Nam có cơ hội lớn trong tương lai về phát triển các hoạt động kinh doanh và dịch vụ trực tuyến. Có thể, tTrong tương lai còn xuất hiện các dịch vụ tư vấn online nữa.

Doanh nghiệp không có sự chuẩn bị thì khi đột ngột thay đổi từ truyền thống (offline) lên trực tuyến (online) sẽ gặp những khó khăn nào?

Bà Phan Bích Tâm, Giám đốc quốc gia của Hiệp hội Mobile Marketing: Doanh nghiệp sẽ chịu áp lực về tài chính và hàng hóa nên cần có lộ trình chuẩn bị. Đơn cử, PNJ đã có sự chuẩn bị. Người tiêu dùng đang có sẵn tại kênh truyền thống thì tại sao doanh nghiệp lại không sẵn sàng cho sự chuyển đổi được.

 

Bà Phan Bích Tâm, Giám đốc quốc gia của Hiệp hội Mobile Marketing. Ảnh: Thành Hoa

Vậy đâu là những khó khăn trong việc phục vụ khách hàng?

Bà Vũ Thị Nhật Linh, Phó tổng giám đốc quản lý Sàn giao dịch thương mại Tiki: Sự thay đổi nhu cầu và ưu tiên của khách hàng cũng ảnh hưởng đến Tiki. Vì trọng tâm mua sắm của khách trong giai đoạn dịch bệnh là các mặt hàng y tế và nhu yếu phẩm… nên Tiki cần ưu tiên tập trung vào ngành hành được khách quan tâm, do đó sự tập trung này chỉ đổ dồn vào một số ngành hàng chứ không dàn trải như trước đây. Tiki cũng đã quan sát theo nhu cầu người tiêu dùng.

11:00

Vậy từ sự thay đổi xu hướng mua sắm của người tiêu dùng trong giai đoạn Covid-19 đã tạo cơ hội như thế nào cho các doanh nghiệp thương mại điện tử?

Bà Vũ Thị Nhật Linh, Phó tổng giám đốc quản lý Sàn giao dịch thương mại Tiki: Giai đoạn giãn cách xã hội nhằm thực hiện các biện pháp phòng chống Covid-19 cũng là khoảng thời gian thúc đẩy người tiêu dùng hình thành thói quen mới trong mua sắm trực tuyến, và đây là cơ hội cho các sàn thương mại điện tử.

Đối với PNJ đã có sự chuẩn bị thì việc phát triển kênh online có gặp khó khăn gì không, thưa ông?

Ông Lê Trí Thông, Tổng giám đốc Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ): Khó khăn của chúng tôi là làm sao giải quyết được sự cạnh tranh về nguồn lực, phải giải quyết nhiều bài toán, tại sự hài hòa giữa kênh online và kênh offline. Kênh truyền thống (offline) đã có hệ thống phủ khắp cả nước, vì vậy chúng tôi phải kết hợp giữa các kênh phân phối để tối ưu hóa nguồn lực.

Ở PNJ chúng tôi bán hàng qua nhiều kênh, song song đó cũng đã có sự kết hợp với Tiki từ 2 năm trước.

 

Ông Lê Trí Thông, Tổng giám đốc Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ). Ảnh: Thành Hoa

Doanh nghiệp truyền thống nên tự phát triển kênh trực tuyến hay kết hợp với doanh nghiệp thương mại điện tử?

Bà Phan Bích Tâm, Giám đốc quốc gia của Hiệp hội Mobile Marketing: Người tiêu dùng ở đâu thì doanh nghiệp nên đuổi theo để giành cơ hội. Kết hợp offline và online để tối ưu hóa. Xu hướng mới trên thế giới là tiếp thị số (digital marketing), nếu doanh nghiệp không tận dụng hiệu quả sẽ đánh mất cơ hội và đứng sau đối thủ. Trong quá trình kết hợp giữa kênh offline và kên online thì điều quan trọng là quản lý dữ liệu khách hàng, hiểu khách hàng để tận dụng khách hàng.

Các nhãn hàng nên thay đổi như thế nào? Theo tôi thì tiếp thị số (digital makerting) đóng vai trò rất quan trọng đối với các nhãn hàng tại thời điểm dịch bệnh này. Việc thực hiện các chiến lược tiếp thị có trách nhiệm đóng vai trò quan trọng trong xây dựng niềm tin nơi khách hàng tại thời điểm này.

11:05

Covid-19 ảnh hưởng đến hoạt động marketing của các doanh nghiệp như thế nào, và có nên cắt giảm?

Ông Lê Trí Thông, Tổng giám đốc Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ): Đối với PNJ thì trang sức không phải sản phẩm thiết yếu, nên vấn đề đặt ra cho chúng tôi là đổi chiến thuật, cách làm marketing. Nếu như trước đây xu hướng tiếp thị là tạo ra sản phẩm "bom tấn", tạo sức ảnh hưởng thì giờ phải chuyển sang “bắn tỉa”, ngắm rõ mục tiêu hơn. Trong dịch bệnh thì sức mua trang sức giảm, nhưng ở phân khúc khác thì vẫn có khách hàng.

Điều quan trọng là doanh nghiệp phải đọc được hành vi mua sắm của khách hàng. Trước đây là câu chuyện chung, giờ chúng ta phải tìm ra câu chuyện riêng và nói đúng thời điểm, sử dụng digital marketing để tạo ra hiệu quả cao hơn, thông điệp tiếp thị lúc này phải “sắc sảo” hơn.

Về phía Tiki đã có những hỗ trợ về marketing nào cho khách hàng, đối tác của mình?

Bà Vũ Thị Nhật Linh, Phó tổng giám đốc quản lý Sàn giao dịch thương mại Tiki: Quan điểm của Tiki là marketing phải tối ưu ngân sách, có hiệu quả hay không. Ví dụ, Ngày Thần tài năm trước thì sức bán tốt, nhưng năm nay thì không phải là ưu tiên hàng đầu. Tiki cũng phải thay đổi ngân sách và cách làm trong mùa dịch, theo xu hướng khách hàng quan tâm nhiều nhất đến vấn đề gì khi online. Ngân sách cũng phải chuyển đổi và đo lường hiệu quả trên các kênh đang sử dụng, thông điệp cũng phải đi vào sự quan tâm của người tiêu dùng.

Về nhà bán hàng, Tiki  dành ngân sách để hỗ trợ tiếp cận đúng nhu cầu khách hàng, ví dụ người dùng tại gia tăng lên, bao gồm như đồ dùng y tế, chăm sóc ức khỏe nhiều hơn. Đồng thời có hoạt động trực tiếp hỗ trợ nhà sản xuất về chi phí vận hành,bán hàng, do thời dịch thì các doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng về tài chính, tồn kho và bán hàng.

Tiki hỗ trợ, giúp đỡ nhà bán hàng đảm bảo nguồn cung ứng vì hoạt động vận tải hàng hóa bị ảnh hưởng rất nhiều trong mùa dịch. Với nhà cung ứng, không phải là chuyện phí hay khách hàng, mà khó khăn lớn nhất là làm sao có hàng, có tồn khó.

Hiện tại, doanh nghiệp có hai khó khăn, thứ nhất là tài chính, áp lực về vốn, thứ hai là thay đổi cơ cấu sản phẩm của họ. Đa phần trước đây là hàng nhập khẩu thì nay phải tận dụng nguồn trong nước. Tiki sẽ kết nối để đảm bảo duy trì hoạt động của tiki và doanh nghiệp.

Doanh nghiệp của tôi phải cắt giảm chi phí marketing, bán hàng khó khăn hơn. Làm sao để duy trì bán hàng mà không chi quá nhiều cho marketing?

Bà Phan Bích Tâm, Giám đốc quốc gia của Hiệp hội Mobile Marketing: Tận dụng những gi đang có sẵn, những gì người ta có thể hỗ trợ, thay vì phải chi trả. Chúng ta cũng nên tận dụng kênh bán hàng sẵn có, ví dụ như Tiki chẳng hạn. Marketing nên có sự đầu tư vào cảm nhận khách hàng khi mua online. Hiện nay có khái niệm: “Mua hàng thông qua đối thoại”, tức thông qua chat, tư vấn đề đưa sản phảm dịch vụ với khách hàng. Đây là cách nỗ lực hơn để bán hàng tích cực hơn.

11: 08:

Về phía PNJ, chiến lược về bán hàng online được đặt trong chiến lược chung sắp tới như thế nào? Bổ trợ hay đẩy mạnh hơn?

Ông Lê Trí Thông, Tổng giám đốc Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ): PNJ không nhìn thuần túy online riêng lẻ mà là omni (đa kênh), cần kết hợp cả hai vì nếu làm riêng lẻ thì online không thể thành kênh chủ đạo, nhưng nếu là omni thì vai trò lại rất quan trọng. Vì nếu như trước đây, điểm “touch-point” của khách hàng là qua trang báo, cửa hàng, thì ngày nay chúng xuất hiện trên digital, trong khi giao dịch vẫn có thể diễn ra tại cửa hàng.

Vậy qua mùa giãn cách xã hội, khách tăng mua sắm trực tuyến thì PNJ đã rút ra những bài học gì?

Ông Lê Trí Thông, Tổng giám đốc Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ): Tốc độ thay đổi của khách hàng rất nhanh. Trước đây dự báo kênh thương mại điện tử (e-commerce) tăng gấp đôi 200%, nhưng chỉ hai tháng diễn ra dịch bệnh vừa qua đã tăng gấp 4 lần (400%). Trong sức ép của đại dịch, khách hàng thay đổi thói quen mua sắm rất nhanh, nên doanh nghiệp không chuẩn bị sẵn thì không theo kịp.

Thứ hai là khả năng chuyển đổi của doanh nghiệp, khi bước sang tình huống mới thì phụ thuộc vào khả năng biến hóa để thích nghi nhanh của doanh nghiệp.

Khái niệm “bình thường mới” nhưng có sự biến đổi, thời gian có t hể kéo dài đến 2-3 năm. Giai đoạn 2 về phòng chống dịch bệnh có thể là giai đoạn suy thoái về kinh tế, thậm chí kéo theo khủng hoảng, có thể tình bằng hàng năm, còn giai đoạn 3 là hồi phục và tăng trưởng.

Vậy trong giai đoạn khủng hoảng kênh online có vai trò quan trọng hơn?

Ông Lê Trí Thông, Tổng giám đốc Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ): Người tiêu dùng đã có thói quen trực tuyến, mua sắm nhiều hơn, trang bị thông tin nhiều hơn so nên có xu hướng so sánh thông tin nhiều hơn so với trước đây. Chúng ta cần phải để ý đế câu chuyện này. Vì hành vi tiêu dùng sẽ đi vào sự chi ly, có chọn lọc, họ sử dụng kênh digital để tiến hành so sánh.

11:10

Thương mại điện tử phát triển nhanh và được đánh giá có tiềm năng nhưng tỷ trọng vẫn còn nhỏ. Đâu là những rào cản?

Bà Vũ Thị Nhật Linh, Phó tổng giám đốc quản lý Sàn giao dịch thương mại Tiki: Thật ra trong khoảng 2 năm gần đây thương mại điện tử (TMĐT) có động lực phát triển rất tốt. Trong 2 năm dịch chuyển hành vi người tiêu dùng ngày càng nhanh hơn, sử dụng dịch vụ số nói chung chứ không chỉ mua hàng. Nhưng nhu cầu và mức độ đòii hỏi cao hơn. Trước đây giao trong tuần, thì giờ phải giao nhanh, giao đúng hẹn.

TMĐT có sự thay đổi tốt hơn với khách hàng, nhưng có một số khó khăn chính, cần cải thiện. Vấn đề đầu tiên là hạ tầng chung thanh toán, như thanh toán khi nhận hàng (COD) hiện giờ chiếm tỷ lệ rất lớn, trên 60% với Tiki. Điều này dẫn tới khó khăn để quản trị chuỗi cung ứng TMĐT, rủi ro về phương án thanh toán không tiền mặt không chỉ đối với sàn mà với nhà cung cấp nói riêng.

Thứ hai, cơ sở hạ tầng (logistics) vẫn chiếm chi phí cao so với giao dịch mua trên nền tảng số, gặp nhiều trở ngại đến từ chuỗi cung ứng, hệ sinh thái thì ảnh hưởng đến trải nghiệm khách hàng. Hiện các trang TMĐT vẫn tiếp tục nâng cấp trải nghiệm.

Thứ ba, về phía đối tác. Trong mùa dịch nhân được nhiều quan tâm của doanh nghiệp, làm thế nào xây dựng hạ tầng bán hàng trực tuyến, nhưng ko phải doanh nghiệp nào cũng sẵn sàng. Ở góc độ thông tin và hiểu biết, như kinh doanh online như thế nào, vẫn có tâm lý sợ mất tiền mất hàng, lừa đảo. Kế tiếp là doanh nghiệp chưa sẵn sàng về nguồn nhân lực. Vấn đề là làm thế nào để có đội ngũ chuyên trách phát triển online.

11:12

PNJ gặp khó khăn gì trong việc chuyển đổi số?

Ông Lê Trí Thông, Tổng giám đốc Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ): Không phải bây giờ mà PNJ đã chủ động từ trước nên không bị động về việc chuyện chuyển đổi số. Kinh nghiệm là phải có tầm nhìn số và văn hóa số của công ty, vì đây là sự cạnh tranh giữa cái mới và cái cũ, doanh nghiệp phải thống  nhất về lợi ích số.

HĐQT và ban lãnh đạo phải thấy lợi ích của chuyển đổi số như thế nào để quyết tâm. Doanh nghiệp số thay đổi nhanh như thế nào và khác gì với truyền thống. Thậm chí doanh nghiệp 2 năm tuổi phát triển lên quy mô ngang ngửa với doanh nghiệp 30 năm tuổi. Ở Việt Nam cũng sẽ có những công ty như vậy. Cau hỏi đặt ra là nếu không thay đổi thì chúng ta ra sao? Chưa kể, việc lan tỏa cấp quản lý thì lại là câu chuyện khác.

Như PNJ ứng dụng Workplace từ năm ngoái nên đã quen với các nền tảng (platform), nhưng lúc triển khai lúc đầu tiên thì cũng mất 6 tháng để thay đổi. Thay vì trao đổi qua rất email nhiều như trước kia thì thảo luận trực tuyến. Giãn cách xã hội, Covid-19 là chất xúc tác cực manh đê tốc độ chuyển đổi số diễn ra nhanh hơn. PNJ dd trước, không bị động như một số công ty cùng ngành

11:13

Làm sao để một công ty nhỏ (dưới 20 nhân sự như công ty của tôi) có thể làm nghiên cứu thị trường và marketing sản phẩm?

Bà Phan Bích Tâm, Giám đốc quốc gia của Hiệp hội Mobile Marketing: Bản thân doanh nghiệp phải tận dụng hết nguồn lực, nếu như cần khảo sát quy mô lớn thì cần công ty nghiên cứu thị trường, còn không thì tận dụng các công cụ sẵn có với chi phí gần như bằng 0. Công ty nhỏ thì tự học, tự trưởng thành quan trọng hơn cả.

Ở góc độ quản lý khách hàng, dữ liệu database là rất quan trọng. Doanh nghiệp cũng cần công cụ hỗ trợ như CRM. Doanh nghiệp quy mô nhỏ cũng rất quan trọng, đừng nghĩ lớn mới cần. Có thể mua tài khoản rẻ với chi phí mỗi tháng chỉ hơn triệu đồng, có nhiều lựa chọn với chi phí không cao.

11:15:

Chia sẻ thêm về tỷ lệ chi phí marketing trên tổng doanh thu sao cho hiệu quả?

Bà Vũ Thị Nhật Linh, Phó tổng giám đốc quản lý Sàn giao dịch thương mại Tiki: Tiki thì về mặt cơ cấu chi phí hoạt động marketing chiếm tỷ lệ dưới 4% trên tổng doanh số, con số này thông thường đo lường với các công ty trong ngành cũng như trên thị trường, đánh giá liên tục hiệu quả liên quả làm sao hiệu quả nhất.

TMĐT cạnh tranh khốc liệt, nguồn lực đầu tư nhiều, nhưng trong quá trình thị trường tăng trưởng nhanh thì ít người quan tâm đến hiệu quả, mà con số tăng trưởng. Đây là lúc cần sáng suốt, không hiệu quả thì phải cắt ngay.

Hiện tại Tiki vẫn tiếp tục đầu tư, nhưng vẫn thông qua hợp tác hoạt động marketing hiệu quả cao hơn chứ không cần làm trực tiếp.

Ông Lê Trí Thông, Tổng giám đốc Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ): Chỉ số này có thể tạo ra cái bẫy, có đạt được hiệu quả hay không. Marketing dùng nửa ngân sách vẫn đạt hiệu quả như cũ, vấn đề là phụ thuộc vào cách làm. Độ lớn ngân sách không bằng độ sắc sảo marketing. Digital tạo ra không gian nén, tạo ra hiệu quả cao hơn, trước đây thì lựa chọn ít hơn.

11:19:

Những doanh nghiệp truyền thống, marketing trực tuyến trong giai đoạn đầu thường mắc sai lầm gì phổ biến?

Bà Phan Bích Tâm, Giám đốc quốc gia của Hiệp hội Mobile Marketing: Họ muốn dàn trải, đảm bảo họ biết hết, tận dụng triệt để, nhưng mang lại sự tốn kém. Điều quan trọng nhất là giải quyết mục tiêu nào của mình hay không, đi cùng mục tiêu của thương hiệu, mang tính chọn lọc và có lộ trình để tránh sự lãng phí.

Nhắc đến mạng xã hội sẽ nghĩ về Facebook, xây dựng cộng đồng, tạo trang Fanpage, rồi kênh YouTube hay kênh Tiktok qua các video ngắn, nhưng phải xét đến chuyện khách hàng đang ở đâu, và làm thế nào để truyền đạt. Đây là bài toán dài hạn, quan trọng là nội dung, tận dụng đặc điểm của kênh đó và mang tính hiệu quả mới là quan trọng nhất.

Doanh nghiệp cần thời gian để trải nghiệm, khó có thể làm tốt ngay từ đầu, nhưng quan trọng nhất là với KPI đó thì chúng ta có bước đi phù hợp.

11:22:

Lúc nãy bà Tâm có nhắc đến chuyện “khách hàng ở đâu mình ở đó”, vậy nếu muốn marketing trực tuyến thì với khách hàng truyền thống sẽ ra sao?

Bà Phan Bích Tâm, Giám đốc quốc gia của Hiệp hội Mobile Marketing: Có nhiều nghiên cứu nhiều năm trước cho thấy người tiêu dùng nông thôn cũng có hành vi sử dụng các kênh như YouTube để giải trí, Zalo cũng tương tác nhiều hơn. Cơ hội nằm ở đó, không quá khó khăn, nhưn

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới