Thứ Ba, 28/03/2023, 06:38
27 C
Ho Chi Minh City

Đặt báo in

Thông tin quảng cáo

Thông tin quảng cáo


Tỷ lệ hài lòng với nền kinh tế xuống mức “rất thấp”

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Tỷ lệ hài lòng với nền kinh tế xuống mức “rất thấp”

Tư Hoàng

Tỷ lệ hài lòng với nền kinh tế xuống mức “rất thấp”
Các chuyên gia kinh tế cho rằng Nhà nước cần thực hiện tốt vai trò của mình để mang lại điều tốt đẹp hơn cho người dân. Ảnh TG

(TBKTSG Online) – Tỷ lệ hài lòng với tình hình kinh tế hiện nay của đất nước đã giảm xuống mức “rất thấp”chỉ 19%, theo một báo cáo của Ngân hàng Thế giới và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Đây là một trong những thông tin của Báo cáo Thay đổi cảm nhận về Nhà nước và Thị trường của người Việt Nam năm 2014 (CAMS 2014) do hai tổ chức trên công bố sáng nay 23-7. Báo cáo này đã phỏng vấn 1.600 cá nhân thuộc 10 nhóm đối tượng đến từ các cơ quan nhà nước, chính phủ, UBND và sở ngành các tỉnh, cơ quan Quốc hội, Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp dân doanh, cơ quan báo chí….

Ba nhóm có tỷ lệ hài lòng với nền kinh tế hiện nay thấp nhất là từ các cơ quan báo chí (4%), tổ chức nghiên cứu, giảng dạy (4%) và đại sứ quán nước ngoài và các tổ chức quốc tế tại Việt Nam (6%).

Nhóm các cơ quan Quốc hội có mức độ hài lòng với nền kinh tế hiện nay cao nhất (27%), tiếp đến là nhóm UBND và sở, ngành cấp tỉnh, thành phố (26%) và nhóm doanh nghiệp dân doanh trong nước (23%).

So với CAMS 2011 có một số nhóm lại sụt giảm tỷ lệ hài lòng với tình hình kinh tế hiện tại. Đó là các nhóm: doanh nghiệp FDI ( giảm 14 điểm phần trăm), cơ quan báo chí (giảm 5 điểm phần trăm), các cơ quan Quốc hội (giảm 4 điểm phần trăm), doanh nghiệp dân doanh (giảm 1 điểm phần trăm).

Phát biểu tại hội thảo công bố báo cáo sáng nay, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc nói: “Chúng ta đang bước vào giai đoạn mới của cải cách xuất phát từ tình hình trong nước và ngoài nước”.

Ông giải thích, trong nước thì kỳ vọng của người dân và yêu cầu phát triển đang gia tăng áp lực trong bối cảnh nguồn lực tài chính ngày càng khan hiếm không chấp nhận tiếp tục phương cách quản lý cũ. “Bên ngoài thì khoảng cách về thu nhập với các nước láng giềng đang ngày càng giãn ra khó mà bắt kịp”, ông nói.

Đáng chú ý, trung bình có 47% người trả lời đánh giá khoảng cách phân hóa giàu nghèo trong 10 năm qua (2005-2014) là lớn/rất lớn, trong khi chỉ có 8% lựa chọn là chỉ ở mức nhỏ/rất nhỏ.

Ba nhóm có tỷ lệ cao nhất cho biết khoảng cách này là lớn/rất lớn là cơ quan báo chí (72%), các cơ quan Đảng ở Trung ương (66%) và nhóm đại sứ quán nước ngoài và các tổ chức quốc tế tại Việt Nam (61%). Tất cả các nhóm đều đồng ý là khoảng cách tăng lên là lớn và rất lớn.

Dù cảm nhận về tình hình hiện tại còn chưa lạc quan, nhưng những người trả lời CAMS 2014 tiếp tục tin vào tương lai sẽ tốt đẹp hơn cho các thế hệ sau.

Trung bình có 63% người trả lời đồng ý với nhận định “trẻ em hiện nay rồi sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn thế hệ chúng tôi”, và chỉ 10% không đồng ý với nhận định này.

Bình luận về điểm này, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nói: “Người dân Việt Nam vẫn còn tin tưởng ở tương lai.”

Bà giải thích: “Điều này cũng phải thôi. Chúng ta có câu nói “hết thời khổ tận đến thời cam lai”. Nền kinh tế đã trải qua những thời điểm rất khó khăn, nên chúng ta đều hi vọng tương lai sẽ tốt đẹp hơn, hi vọng vào sự phát triển của nền kinh tế”.

“Tôi hi vọng nhà nước thực hiện những cam kết về vai trò, trách nhiệm của mình để mang lại những điều điều tốt đẹp hơn cho người dân”, bà Lan nói.

Theo khảo sát, những nhóm có tỷ lệ cao tin tưởng vào tương lai tốt đẹp hơn là UBND và các sở ngành cấp tỉnh (75%), Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (64%) và các cơ quan Quốc hội (63%).

Ba nhóm có tỷ lệ bi quan cao là nhóm Tổ chức nghiên cứu, giảng dạy (25%), Nhóm học sinh, sinh viên; người đang thất nghiệp; và người đã nghỉ hưu (21%) và nhóm Cơ quan báo chí (20%).

Xem thêm:

Không khéo lại lạc quan quá đà

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới