Thứ Sáu, 19/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Văn hóa xếp hàng

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Văn hóa xếp hàng

Phan Trọng Hiền

(minh họa)

(TBKTSG) – Tôi rất buồn khi đọc nhận xét của cô Yoon Sun Ae, sinh viên người Hàn Quốc đang học tại TPHCM: “Nhiều người Việt Nam không có thói quen xếp hàng, ý thức xếp hàng rất kém” (Tuổi Trẻ, 16-4-2009). Kèm theo nhận xét xác đáng trên là những ví dụ rất sinh động, mà ai cũng có thể bổ sung thêm!

Tâm lý thích chen lấn, giành giật một cách tệ hại ấy có ở tất cả mọi tầng lớp, ngành nghề, kể cả những người có học vị, chức vụ… Ví dụ, hàng tháng, tôi đóng cước phí Internet tại một công ty trên đường Sương Nguyệt Anh. Ở đây có sẵn hai hàng ghế dành cho khách hàng ngồi chờ đến lượt mình, nhưng các “Thượng đế” ít khi chịu ngồi, mà thường đứng chen chúc trước các “lỗ tò vò” để chờ đóng tiền, gây cản trở cho những người đến sau.

Cách đây năm năm, tôi dự một hội nghị công tác khoa giáo các tỉnh phía Nam được tổ chức ở Điện Biên Phủ (nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên). Thành phần tham dự hội nghị gồm lãnh đạo ban tuyên giáo từ cấp quận, huyện trở lên. Ban tổ chức hội nghị phục vụ miễn phí bánh ngọt và nước uống cho đại biểu trong giờ nghỉ giải lao. Nhưng thú thật, trong suốt mấy ngày dự hội nghị ở đây, tôi và một số đại biểu khác chưa hề một lần ăn bánh, uống nước vì ngại phải chen lấn một cách không cần thiết!

Tôi hoàn toàn đồng ý với cô Yoon Sun Ae: Một quốc gia để được xếp vào hàng ngũ tiên tiến, trước hết tuyệt đại đa số công dân nước đó phải có ý thức tôn trọng trật tự kỷ cương xã hội, trong đó tối thiểu phải biết xếp hàng.

Theo tôi, khi chưa xây dựng được “văn hóa xếp hàng” – một thứ văn hóa tối thiểu – thì hãy khoan nói đến làm chủ tập thể… vì có vẻ trừu tượng và cao xa lắm!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới