Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Vẫn tiếp tục sử dụng Quinvaxem cho tiêm chủng mở rộng

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Vẫn tiếp tục sử dụng Quinvaxem cho tiêm chủng mở rộng

Ban Cao

Vẫn tiếp tục sử dụng Quinvaxem cho tiêm chủng mở rộng
Một gia đình đưa con đi tiêm vắc-xin. Bộ Y tế khẳng định sẽ tiếp tục sử dụng Quinvaxem cho chương trình tiêm chủng mở rộng cho đến hết năm 2016 – Ảnh: TL

(TBKTSG Online) – Bộ Y tế vừa có thông báo chính thức cho biết sẽ tiếp tục sử dụng vắc xin Quinvaxem trong chương trình tiêm chủng mở rộng từ nay đến hết năm 2016 do tỷ lệ biến chứng sau khi tiêm vắc-xin này vẫn thấp hơn tỷ lệ khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, trong khi vắc xin dịch vụ sẽ tiếp tục khan hiếm.

Nói về việc tử vong sau tiêm chủng, Bộ Y tế giải thích rằng, điều này có thể xảy ra ở tất cả các loại vắc xin kể cả các loại vắc xin như vắc xin phòng bệnh lao, viêm gan B chứ không phải chỉ có Quinvaxem. Và không phải tất cả các trường hợp tử vong sau tiêm chủng là do nguyên nhân phản ứng quá mẫn cảm đối với vắc xin mà còn có nguyên nhân trùng hợp ngẫu nhiên với các bệnh lý khác sẵn có của trẻ tại thời điểm tiêm chủng.

Một số ý kiến cho rằng việc sử dụng vắc xin Quinvaxem trong chương trình tiêm chủng mở rộng là không an toàn. Cũng có nhiều đề nghị nên đưa vắc xin có chứa thành phần ho gà vô bào Infanrix Hexa (6 trong 1) hoặc Pentaxim (5 trong 1) vào sử dụng. Tuy nhiên, theo Bộ Y tế, không có loại vắc xin nào là an toàn 100%.

Một lý do khác khiến Bộ Y tế chưa đưa hai loại vắc xin này vào sử dụng là do nguồn cung ứng trên thế giới và tại Việt Nam đều khan hiếm, không có để sử dụng ngay cả trong tiêm dịch vụ. Nguyên nhân chủ yếu là do các nhà sản xuất không có khả năng cung ứng đầy đủ, vì vậy chỉ ưu tiên cung cấp cho các nước đã đặt hàng với số lượng lớn từ mấy năm trước chứ không cho các nước chưa đưa vắc xin này vào tiêm chủng mở rộng.

Đối với vắc xin Quinvaxem, do có thành phần ho gà toàn tế bào (giống như vắc xin DPT) nên các phản ứng nhẹ sau tiêm chủ yếu là đau tại chỗ tiêm, sốt cao, khóc dai dẳng… có thể lên tới trên 50% các trường hợp sau tiêm, song phần lớn các phản ứng này sẽ tự khỏi sau 1-2 ngày.

Tỷ lệ phản ứng nặng sau tiêm vắc xin Quinvaxem của Việt Nam là 4,5/1.000.000 liều, thấp hơn tỷ lệ cho phép của WHO với tỷ lệ là là 20/1.000.000 liều.

Trong khi đó, hiệu quả của Quinvaxem là rất tốt, Bộ Y tế cho biết. Nghiên cứu lâm sàng đáp ứng kháng thể đối với vắc xin Quinvaxem cho thấy tỷ lệ sinh kháng thể bảo vệ phòng bệnh sau khi tiêm 3 liều vắc xin là 100% đối với bệnh bạch hầu, uốn ván; 98% đối với bệnh do Hib gây ra; 97% đối với bệnh ho gà và 94% đối với bệnh viêm gan B. Vắc xin Quinvaxem đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tiền thẩm định về chất lượng.

Bộ Y tế đang xem xét các giải pháp thay thế khi có đủ các bằng chứng khoa học và có nguồn cung ứng đủ vắc xin thế hệ mới, đảm bảo sử dụng vắc xin an toàn, đặt hiệu quả  lên hàng đầu.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới