Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

VASEP muốn được hỗ trợ trong xử lý khủng hoảng truyền thông

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

VASEP muốn được hỗ trợ trong xử lý khủng hoảng truyền thông

Ngọc Hùng

VASEP muốn được hỗ trợ trong xử lý khủng hoảng truyền thông
Nếu Việt Nam xử lý truyền thông không tốt, thiệt hại của ngành thủy sản trong thời gian tới sẽ rất lớn. Trong ảnh, cá ngừ đại dương đánh bắt ngoài khơi biển Đông – năm trong khu vực FA0 71. Ảnh: NH

(TBKTSG Online) – Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã có công văn gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Bộ Công Thương đề nghị được hướng dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp thủy sản và hiệp hội trong các chương trình xử lý khủng hoảng truyền thông.

Trong Công văn 81/2016/CV, VASEP cho biết thời gian qua hiệp hội đã nhận được phản ánh của nhiều doanh nghiệp hội viên về nguy cơ bất lợi đối với các lô hàng xuất khẩu được chế biến từ hải sản khai thác hoặc nuôi trồng của Việt Nam.

Chẳng hạn Tổng vụ sức khỏe và an toàn thực phẩm Ủy ban châu Âu ngày 24-5-2016 đã ra thông báo chính thức số 16-841 gửi đến các nước thành viên quan ngại tình hình cá chết hàng loạt ở bờ biển miền Trung Việt Nam có thể do ô nhiễm (pollution), làm nhiễm độc kim loại nặng đối với cá có nguồn gốc từ Việt nam. Thông báo 16-841 có dẫn một nguồn thông tin từ Wikipedia  (https://en.wikipedia.org/wiki/2016_Vietnam_fish_kill) mà không bình luận gì thêm. (Nguồn tin Wikipedia là nguồn thông tin mở, mọi người có thể đọc và hiệu đính lại thông tin trong các bài viết này – PV)

Ngoài ra, theo VASEP, hiện nay nhiều thông tin không chính thức đang lan truyền trong những khách hàng nhập khẩu ở châu Âu cho rằng EU có thể sẽ cấm nhập khẩu các lô hàng được chế biến từ nguồn hải sản được nuôi trồng hoặc đánh bắt tại Việt Nam (vùng biển FAO 71).

Theo theo tin từ trang chủ của Tổ chức nông lương Liên hợp quốc (FAO) khu vực FAO 71 là một khu vực rộng lớn và trên lãnh thổ Việt Nam bắt đầu từ vĩ tuyến 15 trở về phía Nam, tức là khu vực đánh bắt hải sản ở các tỉnh phía Nam đều nằm trong cảnh báo có kim loại nặng.

Khu vực vùng biển FAO 071 bao trùm từ vĩ tuyến 15 trở xuống, tức là thủy sản đánh bắt ở Cà Mau, Kiên Giang vẫn bị xem là nhiễm kim loại nặng. Nguồn : http://www.fao.org/fishery/area/Area71/en

Để đối phó với thông tin bất lợi nhưng chưa chính xác nói trên, không gây gián đoạn cho việc xuất khẩu các lô hàng thủy sản của Việt Nam, đảm bảo giữ vững được uy tín, thương hiệu của sản phẩm thủy sản Việt Nam trên thị trường EU cũng như thị trường thế giới, VASEP đã đề xuất hai kiến nghị với Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương.

Ngoài đề nghị được hỗ trợ truyền thông như nói ở trên, VASEP cũng kiến nghị các cơ quan có liên quan có ý kiến với Ủy ban châu Âu về các nội dung có trong thông báo 16-841 của EU.

Lý do mà VASEP muốn hai bộ có ý kiến là trong thời gian này, Việt Nam chưa có kết luận chính thức về nguyên nhân cá chết thì với Thông báo 16-841 này, Tổng vụ sức khỏe và an toàn thực phẩm Ủy ban châu Âu cho rằng hải sản có khả năng bị nhiễm độc kim loại nặng do ô nhiễm ở vùng biển miền Trung có thể gây hiểu nhầm là tất cả hải sản Việt Nam bị nhiễm độc.

Trước khi có kiến nghị này, ngày 2-6, VASEP đã phát đi thông báo, khẳng định rằng các sản phẩm hải sản xuất khẩu vẫn đảm bảo chất lượng.

Xem thêm:

>>> EU sẽ loại DN sử dụng chất cấm trong thủy sản

>>> VASEP: Chất lượng hải sản xuất khẩu vẫn đảm bảo

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới