Thứ Sáu, 19/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

VCCI: Quy hoạch tần số của Việt Nam chưa phù hợp dành cho 5G

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

VCCI: Quy hoạch tần số của Việt Nam chưa phù hợp dành cho 5G

Lan Nhi

(TBKTSG Online) – Công nghệ viễn thông thế hệ thứ 5 (5G) đang là cuộc đua của nhiều nền kinh tế, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, trên “con đường cao tốc” này, Việt Nam đang trong giai đoạn thử nghiệm 5G và quy hoạch tần số hiện tại đang chưa phù hợp cho loại hình “kinh tế số” này.

VCCI: Quy hoạch tần số của Việt Nam chưa phù hợp dành cho 5G
Công nghệ 5G đang phát triển mạnh ở Trung Quốc và tại Việt Nam đang trong giai đoạn thử nghiệm, trước khi đi vào thương mại hóa. Ảnh: Reuteurs

Trong Báo cáo về “Dòng chảy pháp luật kinh doanh” năm 2020 do Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố hôm 12-1, tổ chức này đã dành một chương riêng để nhận định về việc phát triển hạ tầng dành cho công nghệ 5G.

Việt Nam đã có 4G từ nhiều năm nay và dự kiến có thể bắt đầu khai thác thương mại 5G vào năm sau. Tuy nhiên, vấn đề quy hoạch tần số của Việt Nam hiện đang chưa phù hợp dành cho 5G.

Trong năm 2020, Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT-TT) đã tiến hành xây dựng nhiều văn bản liên quan đến quy hoạch tần số và đấu giá quyền sử dụng tần số. Các văn bản đánh chú ý như Thông tư 18/2020, Thông tư 19/2020 quy hoạch các loại băng tần… để xác định các băng tần phù hợp với phát triển 4G hiện nay và 5G trong tương lai. Bộ TT-TT cũng đang dự thảo các phương án quy hoạch lại các tần số đang được sử dụng cho 2G và vệ tinh để dành thêm chỗ cho các công nghệ mới.

Ngoài ra, các cơ quan cũng đang dự thảo Nghị định về đấu giá và chuyển nhượng quyền sử dụng tần số vô tuyến điện để trình Chính phủ ban hành. Đây là văn bản quan trọng tạo cơ chế để có thể phân phối các tần số cho các doanh nghiệp sử dụng một cách hiệu quả nhất.

Hiện nay, Việt Nam đang có 5 nhà cung ứng dịch vụ viễn thông di động mặt đất; trong đó, có 3 nhà mạng có thị phần lớn và 2 nhà mạng thị phần nhỏ. Các doanh nghiệp này sẽ được tham gia đấu giá quyền sử dụng băng tần theo nghị định trên. Việc quy hoạch tần số này sẽ định hình cấu trúc thị trường viễn thông trong thương lai, theo nhận định của VCCI.

Trong quá trình soạn thảo các văn bản trên, có nhiều tranh luận xung quanh vấn đề: nên chia các băng tần thành các khối lớn nhỏ như thế nào để cân bằng giữa tính cạnh tranh trên thị trường và hiệu quả phát triển 5G trong tương lai. Nếu chia băng tần thành các khối nhỏ, hạn chế số lượng khối mà một doanh nghiệp được phép mua thì sẽ có nhiều doanh nghiệp có cơ hội được tham gia vào thị trường, tăng tính cạnh tranh. Tuy nhiên, khi cung cấp dịch vụ 5G trên dải băng tần nhỏ thì sẽ không mang lại hiệu quả tốt (về tốc độ và sự ổn định truyền dẫn) so với các dải băng tần lớn.

Theo luật sư Nguyễn Minh Đức, Ban pháp chế VCCI, có thể hình dung việc này giống như Nhà nước đang cần quy hoạch một khu đất để xây dựng các khách sạn trong một khu du lịch. Nếu chia khu đất thành nhiều lô đất nhỏ, mỗi người chỉ được mua tối đa một hoặc hai lô cạnh nhau thì sẽ có nhiều người tham gia đấu giá, xây đượ nhiều khách sạn, từ đó sẽ tạo cạnh tranh trên thị trường. Nhưng chia nhỏ thì sẽ chỉ xây được các khách sạn nhỏ. Ngược lại, nếu chia cả khu đất thành một hoặc hai lô đất lớn hoặc không giới hạn số lô đất một người có thể mua thì có thể xây dựng được khách sạn quy mô lớn.

VCCI nhận định, các chính sách mà Bộ TT-TT ưu tiên là chia dải tần thành các khối tần số lớn và và cho phép doanh nghiệp mua đươc dải tần lớn hơn. Điều này sẽ giúp triển khai công nghệ 5G tốt hơn trong tương lai, nhưng đồng thời cũng sẽ đặt ra vấn đề về bảo đảm môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.

Để phát triển Internet tốc độ cao, quy hoạch và phân bổ tần số phù hợp mới chỉ là bước đi ban đầu. Quan trọng hơn, các doanh nghiệp đầu tư vào 4G và 5G cần có được khách hàng sử dụng dịch vụ để phát triển doanh thu, bù đắp chi phí. Do vậy, trong giai đoạn đầu, sự phát triển của các loại hình dịch vụ internet tốc độ cao như xem phim, chơi game, họp trực tuyến… sẽ tác động ngược lại giúp 5G phát triển hơn.

Do đó, Chính phủ cần xem xét tạo điều kiện thuận lợi cho các đầu tư cáp ngầm dưới biển ở Việt Nam để tăng dung lượng và đường truyền dự phòng, đồng thời giảm chi phí băng thông.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới