Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Vệ sinh, an toàn hàng hóa vào Mỹ

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Vệ sinh, an toàn hàng hóa vào Mỹ

Nguyễn Duy Nghĩa

(TBKTSG) – Liên tục nhiều năm, Mỹ là thị trường xuất khẩu và xuất siêu lớn nhất của Việt Nam. Tuy vậy, xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này đã bộc lộ hạn chế, trong đó có nguyên nhân là các doanh nghiệp Việt Nam chưa tiếp cận được các nhà nhập khẩu, hệ thống phân phối của Mỹ, chưa hiểu biết cặn kẽ những quy định về vệ sinh thực phẩm, an toàn tiêu dùng của hàng hóa cũng như các thủ tục khi xuất khẩu vào thị trường này. Nếu vượt qua “vũ môn” đó thì hàng của Việt Nam có thể vào và đứng vững ở thị trường khổng lồ này, và xem như được cấp “giấy thông hành” vào các nền kinh tế khác.

Hệ thống phân phối của Mỹ thông thoáng, không phân biệt đối xử, quy mô lớn, và được quản lý chặt chẽ bằng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, môi trường. Không có lực lượng “đặc nhiệm liên ngành”, không lập “trạm kiểm soát liên hợp”, nhưng người dân không lo mua phải thực phẩm ôi thối đã tẩy rửa bằng hóa chất, không rước về rác thải…

Mỹ có năm cơ quan chính quản lý về vệ sinh thực phẩm và an toàn tiêu dùng, đó là Cơ quan Quản lý thực phẩm và thuốc – FDA; Bộ Nông nghiệp – USDA; Ủy ban Thương mại liên bang – FTC; Hải quan – CBP; Ủy ban Bảo vệ người tiêu dùng – CPCS. Liên kết năm cơ quan này là một hàng rào kín, săm soi kỹ càng mọi hàng hóa.

Biện pháp hành chính quản lý có giấy chứng nhận nhập khẩu; chứng nhận an toàn, hợp chuẩn đối với sản phẩm; chứng nhận hợp chuẩn quy trình sản xuất và quản lý (HACCP + BIO Act); và khuyến cáo thu hồi. Tuy chỉ đưa “khuyến cáo” khi phát hiện hàng hóa vi phạm, nhưng với chế tài hậu kiểm mạnh, nếu không thu hồi ắt bị nghiêm phạt.

Cơ quan quản lý cùng cơ quan khoa học của ta nên cập nhật, phổ biến về luật pháp vệ sinh, an toàn; các thủ tục thông quan hàng hóa của Mỹ… cho các doanh nghiệp, trước hết là các doanh nghiệp kinh doanh nông, lâm, thủy hải sản, thực phẩm, đồ uống, rau quả, dược phẩm. Từ đó tự giác tuân thủ những quy chuẩn từ sản xuất, chế biến đến buôn bán. Cần hỗ trợ các doanh nghiệp tìm hiểu thị trường, tiếp xúc với đầu mối nhập khẩu, hệ thống phân phối, người tiêu dùng của Mỹ bằng cách mời các chuyên gia, các nhà nhập khẩu, các hãng phân phối từ Mỹ hướng dẫn về luật lệ và quy trình sản xuất, kiểm định sản phẩm, thủ tục ngoại thương. Cũng cần tranh thủ cả cộng đồng người Việt-doanh nghiệp Việt Nam định cư tại Mỹ làm đại lý phân phối hàng Việt Nam, giúp đỡ những vấn đề trên.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới