Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

‘Vét’ nước ngọt cứu cây ăn trái qua mùa hạn mặn

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

‘Vét’ nước ngọt cứu cây ăn trái qua mùa hạn mặn

Trung Chánh

(TBKTSG Online) – Không chỉ ảnh hưởng đến nước sinh hoạt, ở những vùng chuyên canh cây ăn trái của các địa phương Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), người dân đang “vét” nước ngọt để cứu cây vượt qua mùa hạn mặn năm nay.

"Đắng ngắt" với nước ngọt mùa hạn mặn, 150.000đ/khối

‘Vét’ nước ngọt cứu cây ăn trái qua mùa hạn mặn
Người dân nhiều địa phương ĐBSCL đang phải "vét" nước ngọt để tưới cho cây ăn trái. Ảnh: Trung Chánh

Báo cáo của Viện khoa học thủy lợi miền Nam về dự báo nguồn nước ĐBSCL đến ngày 6-3-2020 cho thấy, nguồn nước mùa khô năm 2019-2020 về vùng này thấp hơn nhiều so với trung bình 10 năm gần đây. Lưu lượng nước về ĐBSCL trung bình trong tháng 2-2020 vừa qua cũng thấp hơn trung bình nhiều năm và thấp hơn mùa kiệt 2016- năm xảy ra hạn mặn kỷ lục.

Chính yếu tố nêu trên đã dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn kỷ lục như hiện nay ở các sông khu vực ĐBSCL, mà cụ thể hiện mặn đã xâm nhập sâu vào nội đồng vượt mức kỷ lục đã từng ghi nhận vào năm 2016 từ 4 đến 25 km.

Điều này, đã khiến nguồn nước phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân ở vùng ĐBSCL gặp rất nhiều khó khăn. Trong đó, các vùng chuyên canh cây ăn trái của tỉnh Tiền Giang và Bến Tre, người dân đang phải “vét” từng giọt nước ngọt để tưới cho cây trồng.

Huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang- nơi chuyên canh cây sầu riêng với diện tích hàng chục ngàn héc ta, người dân đang phải tận dụng nguồn nước từ con kênh Ba Muồng ở địa phương để tưới cho các vườn cây. Ảnh: Trung Chánh
Nước từ con kênh Ba Muồng được người dân nơi đây (huyện Cai Lậy) dùng máy bơm chuyền lên các con rạch nhỏ để dẫn vào các vườn sâu riêng. Ảnh: Trung Chánh
Trong khi đó, với những vườn sầu riêng ở xa, nhưng có đường lộ lớn, người dân phải thuê xe chở bồn nhựa đến lấy nước về tưới cho cây để vượt qua mùa hạn mặn hiện nay. Ảnh: Trung Chánh
Với những vườn sâu riêng nằm trong những con đường nhỏ hẹp, thì ngườn dân phải dùng can nhựa loại 30 lít để lấy nước. Ảnh: Trung Chánh
Ông Nguyễn Văn Huynh, ngụ ấp Mỹ Chánh, xã Long Tiên, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang cho biết, nước từ con kênh Ba Muồng được người dân ở các xã Long Khánh, Long Trung, Mỹ Long, Bàn Long, Long Tiền của huyện Cai Lậy đến lấy về tưới cây. Ảnh: Trung Chánh
Nước từ con kênh Ba Muồng được cấp miễn phí cho người dân trong vùng. Thế nhưng, người dân phải trả tiền điện bơm vào bồn hoặc can nhựa với giá từ 5.000 đến 10.000 đồng/lần bơm. Ảnh: Trung Chánh
Với những hộ dân có vườn cặp sông lớn, thì họ sẵn sàng chi hàng chục triệu đồng để mua nước từ các sà lan lớn với giá 50.000 đồng/khối. Trong ảnh là sà lan nước 270 khối có giá 13,5 triệu đồng được người dân mua để "giải khát" cho vườn sầu riêng. Ảnh: Trung Chánh
Từ sà lan đường ống dẫn nước dài hàng trăm mét dẫn đến vườn cây của người dân. Ảnh: Trung Chánh
Dù đã cố gắng "vét" nước cứu cây, nhưng hiện có hàng trăm héc ta diện tích chuyên canh cây sầu riêng bị ảnh hưởng của hạn, mặn. Ông Nguyễn Thế Phương, ấp Mỹ Chánh, xã Long Tiên, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang cho biết, vườn cây bị ảnh hưởng nặng nhất là bị rụng lá hoặc lá bị cháy khô một phần. Ảnh: Trung Chánh
Ở nhiều vườn, người dân đang cho lặt bỏ trái bon để cứu cây vì nếu cho mang trái trong điều kiện thiếu nước tưới cây sẽ chết. Ảnh: Trung Chánh
Ở huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, nơi chuyên sản xuất cây giống ăn trái, người dân đang phải mua từng khối nước để tưới cây cho qua đợt hạn mặn này. Thế nhưng, bà Nguyễn Thị Thu Hương, ấp Tân Phú, xã Sơn Định, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre cho biết, hiện đã có khoảng 10% trong tổng số 10.000 cây giống của bà bị chết. Ảnh: Trung Chánh

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới