Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Vì sao gạo Việt khó vào thị trường Nhật?

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Vì sao gạo Việt khó vào thị trường Nhật?

Phạm Thái – Ngọc Hùng

Vì sao gạo Việt khó vào thị trường Nhật?
Nông dân sản xuất lúa ở ĐBSCL. Ảnh: Trung Chánh.

(TBKTSG Online) – Sau khi xuất khẩu 30.300 tấn gạo sang Nhật Bản trong năm 2012, đến nay các doanh nghiệp Việt Nam không xuất thêm được tấn gạo nào sang thị trường này. Vì sao?

>> Ngành lúa gạo, thủy sản đều kêu khó dù xuất khẩu tăng

Theo bà Võ Thị Thanh Tuyết, Trưởng phòng Maketing của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex), cho biết, mỗi năm Nhật Bản có khoảng 15 lần mở đấu thầu và mỗi lần với số lượng vài chục ngàn tấn gạo.

Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, phía Nhật Bản vẫn chưa đưa Việt Nam vào danh sách có thể tham gia đấu thầu. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa được tham gia đấu thầu.

Cuối năm 2012, Angimex đã trúng thầu cung cấp 30.000 tấn gạo vào thị trường Nhật Bản. Cùng thời điểm đó, Công ty TNHH Marubeni Việt Nam, đặt hàng Công ty bảo vệ thực vât An Giang (AGPPS) sản xuất hơn 300 tấn gạo để xuất sang Nhật. Các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gạo vào thị trường Nhật đều ở tỉnh An Giang.

Khi đó, trao đổi với TBKTSG Online về cơ hội xuất khẩu gạo vào thị trường này, đại diện Marubeni Việt Nam cho biết để có một cái nhìn toàn cảnh về nhu cầu tiêu thụ của gạo cấp cao Việt Nam tại Nhật Bản thì phải khoảng vài tháng nữa mới có nhận xét về cung cầu rõ ràng. Hơn 6 tháng sau, cũng đại diện này cho biết tình hình không có gì khả quan cho gạo Việt Nam vào Nhật.

Hiện nay, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gạo Việt Nam như AGPPS hay Angimex đều không thể tự mình tham gia đấu thầu và bán gạo cho Chính phủ Nhật mà đều phải liên kết với đại diện các tập đoàn nông sản lớn của Nhật tại Việt Nam.

Angimex liên doanh với Kitoku-Shinryo Co, tập đoàn chuyên kinh doanh gạo có trụ sở chính ở Nhật, thành lập công ty liên doanh Angimex – Kitoku từ năm 1991 và chuyển sang hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn Angimex – Kitoku vào năm 2008.

AGPPS bán 300 tấn gạo vào cuối năm 2012 cũng thông qua con đường liên kết với công ty con của Marubeni, một tập đoàn kinh doanh đa ngành của Nhật Bản tại Việt Nam. Theo hình thức liên kết này, đại diện Việt Nam là sẽ lo vấn đề đầu vào nguyên liệu, còn đối tác Nhật Bản sẽ lo đầu ra nhờ vào sự am tường thị trường và mạng lưới thông tin và đối tác sẵn có.

Đại diện công ty TNHH Angimex – Kitoku cho biết mặc dù đã nhập khẩu 30.000 tấn gạo từ Việt Nam nhưng phía Nhật Bản vẫn muốn các đối tác Việt Nam có sự thay đổi căn cơ hơn trong phương thức canh tác, sản xuất. Sự thay đổi đó nằm ở xây dựng những vùng chuyên canh, sản xuất lúa lớn, hỗ trợ và hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách và an toàn, sử dụng nhật ký đồng ruộng.

Vị này cho biết người Nhật không chấp nhận cách làm cũ của các công ty xuất khẩu lúa gạo là đi mua gom ở nhiều cánh đồng, nhiều địa phương, từ đó không kiểm soát được chất lượng cũng như không truy xuất được nguồn gốc của sản phẩm. Hiện nay công ty đang hợp tác với ngành nông nghiệp tỉnh An Giang để tuyên truyền cho nông dân các phương thức sản xuất lúa chất lượng cao một cách hiệu quả nhất. 

Theo ông Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL, Chính phủ Nhật vẫn cho nhập chủ yếu là gạo Thái Lan là do ngành nông nghiệp nước này đã sản xuất theo mô hình mà Việt Nam đang hướng đến là cánh đồng mẫu lớn, ở đó, doanh nghiệp xuất khẩu gạo thường đặt hàng người nông dân sản xuất theo những tiêu chí của các thị trường nhập khẩu khó tính khác nhau, trong đó có EU, Nhật.

Ngược lại, nông dân Việt Nam trồng giống lúa nào thì doanh nghiệp mua theo rồi xuất khẩu chứ không có hiểu nhu cầu thị trường để đặt hàng người nông dân sản xuất theo những tiêu chí mà nhà nhập khẩu yêu cầu.

Để có hợp đồng xuất gạo vào Nhật từ cuối năm 2011, bà Tuyết cho biết công ty Angimex đã xây dựng cánh đồng mẫu lớn để kiểm soát được mỗi hạt lúa làm ra phải đáp ứng khoảng 600 tiêu chuẩn khác nhau. Tuy nhiên, do từ đâu năm đến nay, Nhật vẫn còn đóng cửa với gạo Việt Nam nên diện tích trồng lúa chất lượng cao được Angimex sản xuất để tìm cơ hội xuất qua những thị trường khác như Hàn Quốc, Châu Âu.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới