Thứ ba, 18/03/2025
27 C
Ho Chi Minh City

Vì sao kinh tế tư nhân khu vực ĐBSCL chưa phát triển mạnh?

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Vì sao kinh tế tư nhân khu vực ĐBSCL chưa phát triển mạnh?

Ông Trần Tuấn Anh (thứ 2 từ trái qua) - Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ và ông Nguyễn Hữu Đệ (thứ 3) - Phó Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Chi nhánh Cần Thơ đang chuẩn bị trả lời bạn đọc giao lưu trực tuyến - Ảnh: Hữu Thắng

(TBKTSG Online) - Những vấn đề như: chi phí phi chính thức, hạ tầng, nguồn nhân lực... đã được bạn đọc đặt ra với 2 khách mời của buổi giao lưu trực tuyến là ông Trần Tuấn Anh - Phó chủ tịch UBND TP Cần Thơ và ông Nguyễn Hữu Đệ - Phó giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Chi nhánh Cần Thơ.

>> ĐBSCL quan tâm cải thiện chỉ số PCI

Dưới đây là nội dung buổi giao lưu:

Phi Vu: Xin hỏi một câu chung cho cả hai vị khách mời của TBKTSG Online: "Theo hai ông thì kết quả điều tra PCI mấy năm qua, nhất là năm 2008, đã có tác động như thế nào đối với bản thân doanh nghiệp và từng địa phương trong nước? Và theo hai ông thì khu vực kinh tế tư nhân ở 13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL đang cần nhất những chính sách hỗ trợ phát triển gì từ phía chính quyền địa phương, trung ương và cả từ tổ chức VCCI?".

Ông Trần Tuấn Anh: Chỉ số PCI đánh giá về năng lực cạnh tranh của các địa phương trong thời gian qua đã được các doanh nghiệp cũng như chính quyền của các địa phương quan tâm sử dụng như một nguồn thông tin và dữ liệu phục vụ cho các hoạt động và thực hiện các nhiệm vụ của mình.

Đối với thành phố Cần Thơ, kết quả khảo sát chỉ số PCI vừa qua cung cấp cho lãnh đạo thành phố một cách tiếp cận và một cách nhìn khác từ phía doanh nghiệp về hiệu quả của công tác điều hành, về chất lượng của dịch vụ hành chính công cũng như về môi trường đầu tư và kinh doanh trên địa bàn thành phố.

Qua đó, thành phố thấy được nhu cầu cần tiếp tục rà soát, đánh giá về bộ máy hành chính cũng như môi trường đầu tư và kinh doanh trên địa bàn và các biện pháp chính sách cần triển khai trong thời gian tới để tiếp tục cải cách hành chính có hiệu quả hơn nữa.

Đối với doanh nghiệp, chỉ số PCI của mỗi địa phương cũng là một thông tin để tham khảo trong chiến lược hoạt động và kinh doanh, đầu tư của mình. Thông qua những ý kiến đánh giá của mình trong việc khảo sát chỉ số PCI của các địa phương, các doanh nghiệp cũng đã thể hiện rõ quan điểm và nhận thức của mình về các vấn đề liên quan đến đầu tư tại các địa phương, cũng như các yêu cầu đặt ra cho các địa phương và chính quyền của các địa phương đó về môi trường đầu tư và kinh doanh.

Chính quyền thành phố Cần Thơ bên cạnh việc tiếp tục các chương trình cải cách hành chính quyết liệt, sẽ tăng cường hơn nữa các hoạt động liên kết và hợp tác với các địa phương khác ở ĐBSCL để hỗ trợ có hiệu quả cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển: phát triển hệ thống hạ tần giao thông, hỗ trợ về đào đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ về xúc tiến thương mại và đầu tư, hỗ trợ về chuyển giao khoa học và công nghệ...

Bên cạnh đó, thành phố Cần Thơ cũng sẽ phối hợp với VCCI để tổ chức các kênh đối thoại và hợp tác với cộng đồng doanh nghiệp và khu vực kinh tế tư nhân để những chính sách hỗ trợ của thành phố thực sự mang lại hiệu quả cho các doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Hữu Đệ: Trước hết, xu hướng cải cách của chính quyền đã có thay đổi, cụ thể qua chỉ số PCI. Nếu như 2006 xu hướng cải thiện nhiều nhất mà doanh nghiệp cảm nhận từ chính quyền là chi phí thời gian và tính năng động tiên phong của lãnh đạo tỉnh thì 2007 xu hướng này đã thay đổi đó là ưu đãi doanh nghiệp Nhà nước và Chính sách phát triển kinh tế tư nhân.

PCI 2008, doanh nghiệp ĐBSCL đang gặp 5 trở ngại chính là về vốn, cơ sở hạ tầng, thủ tục hành chính, lao động, nhân lực và thuế. Chỉ số PCI là công cụ mà doanh nghiệp đánh giá chất lượng điều hành tại địa phương và khi doanh nghiệp gặp khó khăn, thì sự cho điểm sẽ khắc khe hơn. Tôi nghĩ tác động nhiều nhất là vốn, nhân công, tiêu thụ sản phẩm, giá nguyên liệu nhập khẩu,….

Một loạt các kết quả kéo theo làm DN không phát triển được. Về phía địa phương lo lắng về giải quyết việc làm cho lao động như thế nào. Hỗ trợ DN thông qua Cơ quan Xúc tiến để xuất khẩu hoặc là xây dựng thương hiệu cho DN, hỗ trợ kênh phân phối sản phẩm tốt hơn (cần nghiên cứu kỹ để đưa vào trong hệ thống luật) là điều mà địa phương dễ dàng thực hiện được.

Tôi nghĩ các vấn đề về cải cách thủ tục hành chính vẫn được xem là tác động trực tiếp đến doanh nghiệp, nếu làm tốt công việc này sẽ làm giảm thời gian cho doanh nghiệp, giảm chi phí có liên quan. Khi mà doanh nghiệp giảm các chi phí thì giá sản phẩm sẽ cạnh tranh hơn.

Nguyễn Văn Nam: Cần Thơ đang "nổi tiếng" với chỉ số PCI "lùi dần đều". Trong đó chi phí không chính thức của doanh nghiệp tư nhân là một trong những lý do tụt hạng. Ông có thể có thông tin cụ thể hơn về chi phí mà doanh nghiệp đang than vãn?

Ông Trần Tuấn Anh: Như đã trình bày, cải cách hành chính hướng tới nâng cao năng lực cạnh tranh của thành phố đang và sẽ là nhiệm vụ ưu tiên và trọng tâm của thành phố. Theo khảo sát và đánh giá về chỉ số PCI của Cần Thơ vừa qua, thành phố bị tụt hạng do nhiều nguyên nhân, trong đó có chỉ số về chi phí không chính thức của doanh nghiệp tư nhân.

Thành phố đang cho kiểm tra và rà soát lại hiệu quả của công tác cải cách hành chính cũng như các cơ chế về một cửa và một cửa liên thông mà thành phố đang cho thực hiện, đặc biệt là tại các đơn vị có liên quan trực tiếp đến môi trường đầu tư và kinh doanh như Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế..., trên cơ sở đó, tiếp tục có những chỉ đạo cụ thể cho việc tiếp tục cải cách hành chính và nâng cao năng lực cạnh tranh của thành phố.

Do những thông tin đánh giá về chỉ số PCI thời gian vừa qua được thực hiện chủ yếu là những thông tin trả lời những câu hỏi phỏng vấn ở mức độ chung nên chưa có điều kiện cụ thể để thành phố trực tiếp chỉ đạo và xử lý thực chất. Tuy nhiên, thành phố, như đã nói ở trên, đang chủ động tập trung trong công tác quản lý về sử dụng đất đai, trong các quy trình, thủ tục về giao đất cho nhà đầu tư, trong các vấn đề về bồi thường, giải phóng mặt bằng, các vấn đề liên quan đến quy trình, thủ tục cấp phép đầu tư và kinh doanh, các vấn đề về chính sách thuế, các vấn đề về tiền sử dụng đất với mong muốn trong thời gian tới sẽ có những cải thiện hơn nữa về môi trường đầu tư và kinh doanh.

Yêu cầu đặt ra là các quy trình, thủ tục, các công tác quản lý hành chính của các bộ máy chính quyền thành phố phải đảm bảo được yếu tố công khai, minh bạch, thống nhất để đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp cũng như các tầng lớp nhân dân trong xã hội.

Phi Vu: Theo ông thì vì sao TP Cần Thơ đang bị tụt hạng chỉ số CPI năm 2008 so với năm 2007? Và để cải thiện môi trường kinh doanh, nhất là cho các DN tư nhân trong TP Cần Thơ vào năm 2009 - theo ông TP cần Thơ và VCCI chi nhánh Cần Thơ sẽ giúp được gì? Và riêng tự thân các DN cần nên biết làm gì?

Ông Nguyễn Hữu Đệ (trái) đang trả lời bạn đọc - Ảnh Hữu Thắng

Ông Nguyễn Hữu Đệ: Theo kết quả khảo sát, năm 2008 Cần Thơ là địa phương nằm trong tốp “khá” với số điểm PCI là 56.32 điểm đứng hạng thứ 22/64 tỉnh, thành. So với năm 2007, Cần Thơ giảm 5 bậc với 5 chỉ số giảm điểm so với năm 2007, cụ thể: Chi phí thời gian thực hiện chính sách TW; Chi phí không chính thức, ưu đãi đối với DNNN; Chính sách phát triển KVKTTN và Đào tạo lao động.

Mặc dù một số chỉ số đã được cải thiện về điểm số nhưng với sự tăng điểm của các tỉnh khác và sự giảm đi nhanh hơn của nhiều chỉ số thành phần khác đã làm cho thứ hạng của Cần Thơ giảm xuống. Theo đó, để cải thiện môi trường kinh doanh, chúng tôi nghĩ rằng thành phố cần rà soát lại những vấn đề liên quan đến các chỉ số giảm điểm như chi phí không chính thức là do đâu? Chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân mà Thành phố đang triển khai cần tìm hiểu doanh nghiệp đang cần là gì, tập trung tổ chức đối thoại thường xuyên với doanh nghiệp để lắng nghe ý kiến, tăng cường đào tạo lao động, đặc biệt là đào tạo nghề, tăng cường các dịch vụ phát triển kinh doanh, tăng cường cung cấp thông tin đến các doanh nghiệp về pháp luật, đối tác, cơ hội kinh doanh, xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch ...

Đối với doanh nghiệp, chúng tôi cho rằng cải thiện môi trường kinh doanh là công tác cần được thực hiện từ nhiều phía, cả cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp. Thay vì phàn nàn, doanh nghiệp cần đóng góp ý kiến nhiều hơn, tham gia nhiều hơn trong các chương trình, hoạt động của địa phương.

Ha Black: Để phát triển khu vực kinh tế tư nhân thời gian tới, xin hỏi ông Trần Tuấn Anh là ưu tiên số một của Cần Thơ trong kế hoạch của thành phố thời gian tới là gì: phát triển hạ tầng, cải thiện nhân lực hay cải cách thủ tục hành chính?

Ông Trần Tuấn Anh: Phát triển khu vực kinh tế tư nhân là một yêu cầu và là nhiệm vụ chung của thành phố Cần Thơ để phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội của thành phố.

Thành phố Cần Thơ đặc biệt quan tâm tới một số các chính sách và biện pháp cụ thể trong các lĩnh vực sau để hỗ trợ cho khu vực kinh tế tư nhân:

1. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính theo tinh thần đơn giản và thông thoáng, tạo thuận lợi chung cho doanh nghiệp và doanh nghiệp tư nhân trong khởi sự doanh nghiệp, trong tiếp cận các thông tin liên quan đến chủ trương chính sách, điều hành, trong cách tiếp cận các cơ chế và ưu đãi của Trung ương và thành phố, trong tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng...

2. Có các biện pháp và chính sách ưu đãi để hỗ trợ cho doanh nghiệp tư nhân về tín dụng, về hỗ trợ đào tạo nhân lực, về hỗ trợ xúc tiến thương mại, tìm kiếm và mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác...

3. Tiếp tục hoàn thiện và phát triển hệ thống hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông tại địa phương và liên kết các địa phương khác trong khu vực.

4. Hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc xây dựng và hoạch định các chính sách kinh doanh và hội nhập quốc tế.

5. Hỗ trợ các doanh nghiệp trong khai thác các tiềm năng và các cơ hội kinh doanh tại địa phương.

Những vấn đề nêu ở trên sẽ được cụ thể hóa thông qua các chính sách cụ thể trong từng lĩnh vực với sự tham gia của các cấp chính quyền và các sở, ngành có liên quan. 

Lê Ngọc Thu: Chúng tôi chia sẻ các khó khăn về hạ tầng, giao thông vì địa phương không chủ động được nhưng nguồn nhân lực là điều thứ hai trong các bức xúc lớn của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có ngành nghề không phổ biến, thường phải tự mình đào tạo nguồn nhân lực. Hai ông có thể cho biết chính quyền TP Cần Thơ và VCCI Cần Thơ có kế hoạch gì để hỗ trợ chúng tôi trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp ở ĐBSCL?

Ông Nguyễn Hữu Đệ: VCCI Cần Thơ có khá nhiều chương trình đào tạo, cho nhiều đối tượng và kể cả chương trình đào tạo riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo bạn đối với những ngành nghề không phổ biến hoặc doanh nghiệp nhỏ không đủ điều kiện để tổ chức chương trình đào tạo riêng, theo tôi thì bạn nên thường xuyên theo dõi các khóa đào tạo cũng như các chương trình phối hợp với chúng tôi (thường xuyên có trên 2 website www.vccimekong.com.vn và www.mekongdelta.com.vn) để có thể tham gia các khóa đào tạo kiến thức về khởi sự doanh nghiệp, nâng cao năng lực doanh nghiệp, doanh nhân…

Ông Trần Tuấn Anh (phải) đang trả lời bạn đọc - Ảnh: Hữu Thắng

Ông Trần Tuấn Anh: Đối với yêu cầu của doanh nghiệp cho các hoạt động kinh doanh và phát triển, chính quyền thành phố Cần Thơ luôn quan tâm, lắng nghe và tìm kiếm các biện pháp, giải pháp cụ thể và thiết thực để hỗ trợ. Lãnh đạo UBND TP thường xuyên tham gia các buổi tiếp xúc và gặp gỡ với doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn thành phố để phục vụ những mục đích nêu trên.

Các khó khăn mà doanh nghiệp thường gặp như vấn đề về bồi thường và giải phóng mặt bằng, các vấn đề liên quan đến giá thuê đất, tiền thuê và sử dụng đất, các quy trình thủ tục pháp lý liên quan đến đầu tư, các chính sách về thuế... đều được chính quyền TP Cần Thơ quan tâm và chỉ đạo cho các sở, ngành có hướng giải quyết cụ thể.

Vấn đề nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp ở đây tạm thời được hiểu là đội ngũ nhân lực quản lý, điều hành doanh nghiệp và cán bộ, nhân viên, lực lượng lao động được đào tạo trực tiếp làm việc và hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.

Thành phố trên thực tế cũng đã có những chương trình cụ thể để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nâng cao năng lực quản lý điều hành cũng như trong các hoạt động đào tạo nghề cho người lao động. Cụ thể, hàng loạt các lớp đào tạo và tập huấn về quản trị kinh doanh, về hội nhập kinh tế quốc tế, các cuộc hội thảo chuyên đề... đã được thành phố chủ động tổ chức tại địa bàn thành phố một cách thường xuyên.

Bên cạnh đó, công tác đào tạo nghề cho người lao động cũng được thành phố quan tâm và cấp kinh phí tổ chức, thông qua các chương trình mục tiêu của Chính phủ, các chương trình xóa đói giảm nghèo, các chương trình hỗ trợ các đối tượng xã hội, cũng như các chương trình đào tạo dạy nghề của hệ thống các tổ chức đào tạo dạy nghề trên địa bàn thành phố.

Tuy nhiên, tôi cho rằng, để hỗ trợ thực sự có hiệu quả cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, chúng ta cần sớm tạo ra những mô hình hoặc những khuôn khổ liên kết và phối hợp giữa khu vực công cộng và khu vực kinh tế tư nhân, giữa các tổ chức đào tạo dạy nghề với các doanh nghiệp, trên cơ sở tạo thị trường thực sự cho công tác đào tạo và dạy nghề. Các doanh nghiệp phải chủ động tiếp cận, đặt hàng cho các tổ chức đào tạo dạy nghề cũng như định hình các yêu cầu cụ thể cho khu vực công cộng trong các chính sách và biện pháp về hỗ trợ để công tác đào tạo nhân lực cho doanh nghiệp và khu vực kinh tế tư nhân thực sự mang lại hiệu quả.

Trần Thành Công: Xin hỏi ông ông Nguyễn Hữu Đệ

1/ Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) do VCCI và Dự án VNCI phân tích đánh giá về cách điều hành kinh tế của các địa phương. Đây là một chỉ số theo tôi rất hay mà đến nay ở Việt Nam chưa có một mô hình tương tự để đánh giá và so sánh các địa phương. Tuy nhiên, một số địa phương cho rằng chỉ số này chưa hoàn hảo vì ngoài điều hành của chính quyền địa phương, phần lớn các chính sách đều từ Trung ương (tức Chính phủ, các Bộ ngành...) trong khi kết quả thì lại đánh giá cho địa phương. Theo các ông, điều này có bất hợp lý không?

2/ PCI qua 03 năm vừa qua, các tỉnh ĐBSCL có cải thiện rất nhiều. Tuy nhiên trên thực tế, dù có cải thiện điểm số và thứ hạng, nhưng thực tế các tỉnh vẫn thu hút đầu tư (FDI chẳng hạn) vẫn còn hạn chế. Theo ông điều đó là do đâu?

3/ Khi tiếp cận chỉ số PCI, chúng tôi nhận thầy các tỉnh đều lo lắng mình đứng thứ hạng mấy, hơn hay thấp hơn tỉnh kia... chứ không quan tâm chỉ số đánh giá như thế nào, ảnh hưởng gì đến phát triển kinh tế nói chung như khi PCi tăng 1 điểm thì sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP ở địa phương. Thậm chí một số cán bộ còn cho rằng chỉ số này chỉ để tham khảo, không nên quan tâm nhiều! Làm thế nào để các địa phương thực sự hiểu bản chất của vấn đề này?

Ông Nguyễn Hữu Đệ: Đây là chỉ số được thực hiện nhằm phản ánh năng lực điều hành của các địa phương dựa trên môi trường kinh doanh để thúc đây phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Ở đây cần giải thích rõ hơn về “khu vực tư nhân”. Cụm từ này theo quan điểm chúng tôi là trong nền kinh tế, khu vực tư nhân chiếm đa số. Phần đóng góp của khu vực tư nhân với nền kinh tế quốc gia khoảng 60% GDP và 91% tổng lực lượng lao động.

Hộ kinh doanh gia đình tuyển dụng hơn 64% tổng lao động công nghiệp, trong khi doanh nghiệp nhà nước tuy chiếm khối lượng lớn về đầu vào công nghiệp nhưng chỉ tuyển dụng được 24% tổng lao động công nghiệp. Xét về tổng thể trong thời gian gần đây, số lượng lao động làm việc tại khu vực tư nhân tăng 16,2%/năm so với 3,4% trong khu vực nhà nước (Tổng hợp đến cuối 2008 – Báo cáo VCCI, ILO).

Như vậy quan điểm chúng tôi, đây là khu vực có đóng góp lớn nhưng năng lực hạn chế, nếu thúc đẩy được khu vực kinh tế tư nhân sẽ dẫn đến phát triển kinh tế địa phương và quốc gia nói chung.

Về câu hỏi bạn đọc, tôi đồng ý ngoài chính sách địa phương ban hành, phần lớn các nghị định, thông tư… từ Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang bộ… đều áp dụng chung cho các địa phương (cả thành phố lớn hay tỉnh miền xa). Do vậy trong phạm vi của Chỉ số PCI, nếu các đối tượng là các địa phương đều có ảnh hưởng như nhau thì phấn còn lại là doanh nghiệp đánh giá về chính sách của địa phương.

Xin đơn cử như Chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân cho thấy sáng kiến riêng của từng tỉnh và sự quan tâm của Chính quyền địa phương đối với doanh nghiệp. Nó hình thành từ chính địa phương riêng lẻ.

Phải công nhận rằng sau 04 năm công bố, một số địa phương ban đầu “bàng quang”, sau đó đã tìm hiểu và quan tâm nhiều hơn, sau đó đã nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh rất lớn dựa vào đánh giá của Chỉ số PCI. Qua quá trình công tác, chúng tôi nhận thấy địa phương nào được lãnh đạo quan tâm, quyết tâm cải thiện đều thăng điểm số và thứ hạng. Và dĩ nhiên chúng tôi cũng đã nỗ lực cùng các tỉnh thực hiện công tác này.

Về vấn đề bạn đọc đặt ra, theo tôi, kết quả chỉ số PCI là phản ảnh kết quả điều hành kinh tế của địa phương. Nó bắt nguồn từ hoạt động cải cách thủ tục hành chính, các chính sách phát triển kinh tế, hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp... Và những vấn đề này đều có ảnh hưởng nhất định đến thu hút đầu tư và phát triển kinh tế nói chung.

Tuy nhiên đây là những vấn đề dài hạn, không thể một sớm một chiều là có ngay kết quả và thường độ trễ của những hoạt động này phải sau vài năm, đồng thời kết quả PCI là những “cảm nhận” của doanh nghiệp qua sự thay đổi trong điều hành của địa phương nên không thể có ngay kết quả sau 1 năm “cảm nhận”. 

Nhưng tôi tin rằng những địa phương có cải thiện điểm số chắc chắc là sẽ được doanh nghiệp quan tâm và dễ dàng thu hút đầu tư. Thực tế là có xảy ra như bạn đã nói. Sau những lần công bố, chúng tôi quan sát thấy các địa phương đều băn khoăn khi mình “rớt” hạng hay vui mừng hơn khi được “thăng” hạng. Tuy nhiên đó không phải là tất cả, nhất là những năm về sau.

PCI là chỉ số được phân tích một cách khoa học, áp dụng trên mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng (mô hình kinh tế lượng - hồi quy) và sau những lần công bố, đều có những tổ chức, chuyên gia trong và ngoài nước chất vấn về tính khoa học của nó (như WB, IMF…). Điều đó cho thấy nó đảm bảo được độ tin cậy về phương pháp. Nếu nghiên cứu kỹ kết quả, PCI không chỉ để xếp hạng các địa phương mà là nhằm giúp chỉ ra những ảnh hưởng của từng yếu tố cấu thành đến phát triển kinh tế, thu hút đầu tư… làm động lực cho cải cách.

Ví dụ, kết quả chỉ ra rằng, trong điều kiện các nhân tố ban đầu không thay đổi, một điểm cải thiện trong PCI sẽ góp tăng 6.9% số doanh nghiệp, 2.6% mức đầu tư/người, 1,6% GDP/người trong năm kế tiếp tại địa phương đó.

Do vậy tôi nghĩ khi nghiên cứu về PCI, các tỉnh không quá bận tâm về thứ hạng mà nên tập trung vào những vấn đề điểm số tăng giảm thế nào, đặt ra câu hỏi tại sao?  Và đi tìm nguyên nhân của nó. Sâu hơn nữa, tìm hiểu về những tác động qua những cải thiện của địa phương sẽ giúp gì cho doanh nghiệp và kinh tế nói chung.

Huỳnh Khôi Việt: Ông nghĩ thế nào vê nguồn nhân lực hiện tại của ĐBSCL, có đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của khu vực ĐBSCL hay không? Và tại sao còn rất nhiều người có trình độ phải bỏ ĐBSCL để làm việc cho các thành phố lớn (TP HCM...) mà các địa phương lại chưa có chính sách gì để thu hút nguồn nhân lực tốt này?

Ông Nguyễn Hữu Đệ: Nguồn lao động ở ĐBSCL được đánh giá là dồi dào, tuy nhiên lao động qua đào tạo không nhiều. Hiện nay, có sự dịch chuyển lao động từ các tỉnh ĐBSCL lên thành phố Hồ Chí Minh, đây là điều tất yếu trong quá trình phát triển. Do chênh lệch mức lương, ở những đô thị lớn có đủ điều kiện thu hút nguồn lao động có tay nghề. Đây là thiệt thòi cho các tỉnh ĐBSCL trong quá trình phát triển kinh tế. Tuy nhiên, nếu được đầu tư và kinh tế phát triển, nguồn lao động có tay nghề tại địa phương sẽ giảm bớt dịch chuyển, đồng thời sẽ thu hút thêm lao động từ các vùng miền khác đến làm việc.

Về chính sách, tôi nghĩ rằng đó không phải là yếu tố quyết định đến việc giữ chân lao động, đặc biệt là những người có trình độ. Môi trường làm việc là yếu tố quan trọng để giữ chân người lao động và là cơ hội để họ phát triển. Ví dụ một địa phương sẽ thưởng cho một người có bằng thạc sỹ là 20 triệu đồng nếu đến (hoặc về) địa phương công tác, nhưng số tiền ấy họ có thể kiếm được nếu có môi trường làm việc tốt, ngược lại chính sách ấy sẽ không có tác dụng nhiều nếu sau thời gian họ cảm thấy chán nản vì không được phát huy năng lực của họ. 

VTR: Thưa ông Trần Tuấn Anh, sân bay Cần Thơ hoạt động đã mở ra cho vùng ĐBSCL hướng phát triển mới, thuận lợi mới. Vậy ông có đề xuất nào khi đường bay từ TPHCM về Cần Thơ không nằm trong lộ trình mới? Vì khi có đường bay này thì nó không những phát triển khu vực kinh tế tư nhân mà còn ở khu vực khác nữa? Ông có ý kiến gì?

Ông Trần Tuấn Anh: Sân bay Cần Thơ được khánh thành và đường bay trực tiếp từ Hà Nội đến Cần Thơ được thiết lập hàng ngày thực sự đã mang lại và mở ra cho thành phố Cần Thơ và ĐBSCL những cơ hội và tiềm năng mới, phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội của cả khu vực. Hàng loạt các lĩnh vực về đầu tư, thương mại, du lịch và hợp tác về khoa học-công nghệ, giáo dục đào tạo cũng như về văn hóa - xã hội... sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển và tăng trưởng.

Bên cạnh việc tạo những mối liên kết chặt chẽ giữa Cần Thơ với các trung tâm kinh tế - thương mại, văn hóa - xã hội lớn của cả nước, đường bay trực tiếp đến thành phố Cần Thơ sẽ còn có ý nghĩa lớn trong việc thúc đẩy việc đầu tư và hoàn thiện các dự án cơ sở hạ tầng lớn khác tại Cần Thơ và trong khu vực.

Sự quan tâm chung của các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế trên cả nước đối với Cần Thơ và ĐBSCL đã có bước phát triển đột biến trong thời gian qua, thể hiện qua số lượng các doanh nghiệp quan tâm và các dự án cam kết đầu tư tại thành phố Cần Thơ được mở rộng trong tất cả các lĩnh vực. TPHCM với tư cách là một trung tâm kinh tế lớn của cả nước, với lợi thế về khoảng cách địa lý và vị trí tự nhiên trong khu vực, có rất nhiều điều kiện để khai thác các tiềm năng to lớn với Cần Thơ và ĐBSCL, nhất là trên cơ sở khai thác các công nghệ tiên tiến mang lại giá trị gia tăng cho các ngành kinh tế truyền thống.

Cần Thơ sẽ là điểm trung chuyển tới tất cả các địa phương và các khu vực kinh tế khác ở ĐBSCL cho các lực lượng sản xuất, các tổ chức nghiên cứu khoa học kỹ thuật, các tổ chức giáo dục đào tạo, các đơn vị hoạt động về văn hóa xã hội của TPHCM.

Chúng tôi tin tưởng rằng đường bay trực tiếp nối liền TPHCM với Cần Thơ và các địa phương khác ở ĐBSCL như Kiên Giang, Phú Quốc sẽ là một phương án khả thi và mang lại nhiều hiệu quả cho cả các địa phương cũng như các doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải hàng không, nhất là trong thời gian tới đây khi kinh tế- xã hội tại Cần Thơ và ĐBSCL có những bước phát triển mới.

Ha Black: Là một người đã có những gắn bó với ĐBSCL, tôi thấy rằng những khó khăn của ĐBSCL như hạ tầng (thường được cho là cản trở cho kinh tế vùng đồng bằng phát triển) đã dần được khắc phục trong thời gian qua như cầu Mỹ Thuận, cầu Rạch Miễu, sân bay Cần Thơ đã hoàn thành và sắp tới là cầu Cần Thơ... Vậy lý do gì mà khu vực kinh tế tư nhân của ĐBSCL và đầu tư nước ngoài của khu vực kinh tế đồng bằng vẫn không phát triển? Tôi biết rằng trong khi đó vùng này rất nhiều tiềm năng: giàu nguyên liệu (đặc biệt nông thủy sản), thuận lợi trong vận tải thủy, được sự ủng hộ và đầu tư của Trung ương... Về bộ máy, tôi cũng thấy rằng chính quyền các tỉnh miền Tây cũng tương đối thân thiện, cầu thị và có quyết tâm phát triển. Liệu các vị có đồng ý với nhận định là ĐBSCL đang phát triển dưới mức tiềm năng hay không?

Ông Nguyễn Hữu Đệ: Thật ra, nói ĐBSCL rất nhiều về tiềm năng phát triển là không hẳn. Tôi đồng ý là một số ngành có tiềm năng như về du lịch, về nguồn nguyên liệu nông nghiệp, về lực lượng lao động,…  nhưng một số lĩnh vực khác còn rất nhiều hạn chế. Những vấn đề bạn nêu về hạ tầng cơ sở, ĐBSCL đã có nhiều thay đổi trong những năm gần đây nhưng so với nhu cầu phát triển thì theo tôi chưa đáp ứng được. Hiện chỉ mới có con đường quốc lộ 1 A độc đạo, các tuyến N1, N2, quốc lộ 60, 54… còn đang trong quá trình thi công, cảng Cần Thơ còn hạn chế tàu tải trọng lớn ra vào…

Do vậy không thể phát triển nhanh khi hạ tầng mới được đầu tư một phần. Chúng tôi cũng nhận thấy rằng thời gian qua lãnh đạo các tỉnh, thành ĐBSCL đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong điều hành kinh tế. Tuy nhiên để phát triển khu vực kinh tế tư nhân và thu hút đầu tư nước ngoài là một quá trình dài hạn, không phải trong một thời gian ngắn là thay đổi được. Chẳng hạn, cơ chế chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân cần phải tạo điều kiện nhiều hơn cho doanh nghiệp, các thủ tục hành chính phải rút ngắn và thông thoáng hơn nữa, các hình thức hỗ trợ cho người dân khởi sự doanh nghiệp cần sớm được triển khai… Về thu hút đấu tư nước ngoài, cơ sở hạ tầng là một yếu tố quan trọng nhưng không là tất cả. Các yếu tố liên quan để thu hút nhà đầu tư cần phải có thêm các yếu tố khác như: nguồn lao động, tiện ích sinh hoạt cho các chuyên gia, các khu vui chơi giải trí...

Nhưng tôi tin rằng với sự quan tâm của Chính phủ và nỗ lực của Chính quyền địa phương và sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp, ĐBSCL sẽ sớm phát triển và trở thành vùng kinh tế quan trọng của cả nước.

Le Thanh: Tôi xin hỏi ông Trần Tuấn Anh. Theo ông, cái khó nhất, trở ngại nhất của UBND TP Cần Thơ trong việc hỗ trợ để phát triển kinh tế tư nhân ở Cần Thơ hiện nay là gì? Và theo ông, nên làm gì để vượt qua trở ngại đó?

Ông Trần Tuấn Anh: Trong sự quan tâm chung của chính quyền thành phố Cần Thơ đối với khu vực kinh tế tư nhân, vẫn còn nhiều khó khăn trên thực tế để thực sự tạo thuận lợi cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển.

Vấn đề đầu tiên chính là sự hạn chế về quy mô và năng lực của các doanh nghiệp trong việc xây dựng các chiến lược kinh doanh và phát triển của mình trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, tác động trực tiếp đến nền kinh tế và các doanh nghiệp của Việt Nam.

Vấn đề thứ hai, các chủ trương và chính sách, mặc dù đã phản ánh được những quan điểm và định hướng mang tính hỗ trợ và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp và khu vực kinh tế tư nhân phát triển, vẫn còn có những khó khăn trong quá trình triển khai và thực thi, đặc biệt là tại các địa phương do sự hạn chế về các nguồn lực.

Vấn đề thứ ba, sự kết nối giữa các khu vực công cộng và khu vực kinh tế tư nhân chưa thực sự được tạo dựng một cách bền vững và chặt chẽ, trên cơ sở của sự chia sẻ và đồng thuận về trách nhiệm, vai trò và đóng góp cho sự phát triển kinh tế-xã hội chung của đất nước. Do vậy, các vấn đề, các khó khăn của các doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh và hoạt động chậm được phản ánh và chia sẻ, hỗ trợ từ khu vực công cộng.

Vấn đề thứ tư, bản thân các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân còn ít nhiều mặc cảm và chưa có hiểu biết một cách đầy đủ về bộ máy tổ chức cũng như chức năng nhiệm vụ của bộ máy quản lý hành chính, về các chủ trương, chính sách và các biện pháp hỗ trợ của khu vực công cộng cho doanh nghiệp, nên hiệu quả của các chủ trương và chính sách hỗ trợ còn bị hạn chế.

Vấn đề thứ năm, mặc dù đã được triển khai quyết liệt chương trình cải cách hành chính, nhưng trên thực tế, trong bộ máy chính quyền vẫn còn tồn tại một bộ phận cán bộ, viên chức chưa thật sự quán triệt tinh thần trách nhiệm phục vụ cho doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân trong xã hội, dẫn đến sự quan liêu và thậm chí vô cảm đối với các nhu cầu bức xúc của doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân trong các hoạt động kinh tế và đời sống xã hội.

Cuối cùng, cũng cần phải nhìn nhận chúng ta đang trong quá trình hội nhập sâu rộng với thế giới, những sức ép về cạnh tranh kinh tế đang diễn ra rất gay gắt cho nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân trong xã hội. Trong tiến trình này, chúng ta còn vừa phải tiến hành xây dựng và hoàn thiện bộ máy thể chế, môi trường pháp lý cũng như các cơ cấu kinh tế-xã hội vừa phải nghiên cứu và xây dựng các chính sách cụ thể để hỗ trợ và thúc đẩy cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển. Do vậy, việc tiếp tục nghiên cứu các mô hình phát triển, các bài học kinh nghiệm của các nước, kết hợp với việc lắng nghe và nghiên cứu các phản hồi, các ý kiến, nhu cầu của bản thân khu vực kinh tế tư nhânm, giúp xây dựng và hoạch định các chính sách phát triển kinh tế -xã hội nói chung và phát triển khu vực kinh tế tư nhân nói riêng sẽ tiếp tục là nhu cầu thiết yếu và có ý nghĩa quan trọng trong thời gian tới đây.

Phi Vu: Tôi xin hỏi ông Nguyễn Hữu Đệ, trong năm 2009 này, VCCI Chi nhánh Cần Thơ có chương trình nào để giúp hỗ trợ kinh tế tư nhân ở tỉnh Đồng Tháp nói riêng và cả vùng ĐBSCL thoát ra khỏi cơn suy thoái kinh tế hiện nay hay không?"

Ông Nguyễn Hữu Đệ: Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, chúng tôi đề nghị các doanh nghiệp đánh giá lại các hoạt động kinh doanh của mình, tiết giảm chi phí, cắt giảm các hoạt động chưa cần thiết, nắm bắt thường xuyên thay đổi của kinh tế thế giới và trong nước, các thông tin biến động về nhu cầu hàng hóa, liên quan đến ngành sản xuất.

Hiện nay, Chính phủ có những hỗ trợ riêng cho doanh nghiệp như hỗ trợ với lãi suất ưu đãi theo quyết định 131 thông qua các ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, doanh nghiệp tự vận động vẫn là yếu tố quyết định. Hầu hết các doanh nghiệp đã trưởng thành hơn và đã nhìn nhận vấn đề có khi còn tốt hơn chúng tôi. Bạn nên quan tâm theo dõi những chính sách kích cầu mới đây của Chính phủ- như hồi tháng 2 mới đây.

Về khía cạnh công tác, hiện VCCI có một số chương trình riêng cho mỗi địa phương và các hoạt động chung cho ĐBSCL. Như hỗ trợ các tỉnh, thành qua các hội thảo đánh giá môi trường kinh doanh, tư vấn thành lập hiệp hội,

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới