Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Vì sao vẫn thu phí bảo trì đường bộ qua đầu phương tiện?

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Vì sao vẫn thu phí bảo trì đường bộ qua đầu phương tiện?

Anh Quân ghi

Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường – Ảnh: Anh Quân

(TBKTSG Online) – Từ ngày 1-1-2013 các phương tiện giao thông sẽ phải đóng phí bảo trì đường bộ qua đầu phương tiện. Mặc dù nghị định, thông tư đã được ban hành nhưng các doanh nghiệp vẫn kiến nghị sửa đổi phương thức thu.

Bên lề hội nghị triển khai việc thu phí bảo trì đường bộ được tổ chức tại TPHCM ngày 19-12, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường đã có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh việc thu loại phí này.

Thưa ông hiện nay việc thu phí qua đầu phương tiện vẫn còn rất nhiều bất cập, đặc biệt là những xe không hoạt động nhưng vẫn phải đóng phí ?

– Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường: Trong quá trình xây dựng các mức thu phí đối với đầu phương tiện chúng tôi đã đưa dự thảo mức thu lên các trang thông tin và báo chí để doanh nghiệp và người dân góp ý kiến. Để thuận lợi cho việc thu phí chúng tôi đã quy về 11 loại phương tiện để thu. Trong quá trình thực hiện chắc chắn sẽ có những bất cập. Cái này chúng tôi sẽ ghi nhận ý kiến của doanh nghiệp, khi thực hiện được một thời gian từ 3 đến 6 tháng nếu có những bất cập thì chắc chắn các cơ quan Nhà nước sẽ sửa đổi cho phù hợp với hoạt động thực tế.

Rất nhiều ý kiến cho rằng tại sao chúng ta không thu qua xăng dầu để giảm bộ máy hành chính và tránh thất thu?

– Việc thu qua xăng dầu đã được thực hiện từ năm 1994, xăng thì 90% ô tô sử dụng, 10% là các phương tiện khác sử dụng. Riêng đối với dầu thì ô tô sử dụng chưa đầy 60%, 40% còn lại là các phương tiện đánh bắt trên biển hay các máy nông nghiệp sử dụng nên việc hoàn trả phí cho các đối tượng này rất phức tạp và nảy sinh nhiều tiêu cực.

Còn việc thu phí qua trạm thu phí thì cũng không khả thi bởi không thể đặt quá nhiều trạm để thu phí được. Do vậy, chỉ còn phương án thu qua đầu phương tiện. Phương án này đang được rất nhiều nước áp dụng và chúng tôi cho rằng đây là phương thức thu tương đối tiên tiến công bằng đối với các phương tiện.

Tuy nhiên, khi đã thu qua đầu phương tiện rồi mà vẫn phải đóng phí qua các trạm thu phí BOT thì lại dẫn đến phí chồng phí ?

– Khi xây dựng nghị định quỹ bảo trì đường bộ, chúng tôi không tính đến các trạm BOT. Bởi vì trạm BOT là thu cho việc xây dựng con đường đó, còn phí bảo trì đường bộ chỉ dùng để bảo trì phần đường bị hư hỏng. Do vậy, chúng ta vẫn chấp nhận thu qua các trạm BOT. Ở đây không có chuyện phí chồng phí như nhiều người vẫn hiểu.

Hiện nay, cả nước có 56 trạm thu phí, trong đó có 14 trạm thu phí nộp ngân sách và một số trạm bán quyền thu phí. Khi thu phí bảo trì đường bộ thì các trạm thu phí nộp ngân sách sẽ bị xóa bỏ. Chậm nhất đến ngày 25-12, Chính phủ sẽ ban hành việc xóa bỏ 14 trạm thu phí nộp ngân sách nhà nước. Khi đó chúng thôi sẽ thông báo danh mục những trạm bị xóa bỏ để doanh nghiệp biết.

Nhiều ý kiến cho rằng số tiền thu được lại phải chi cho bộ máy hoạt động, như vậy thì số tiền còn lại dùng để bảo trì đường bộ không được bao nhiêu, ông có thể công bố số tiền chi cho bộ máy hoạt động mỗi năm? 

– Hiện nay, Bộ Giao thông Vận tải đang phối hợp với Bộ Tài chính chuẩn bị ban hành thông tư hướng dẫn chi. Trong đó, sẽ quy định việc chi bộ máy hoạt động là bao nhiêu mỗi năm. Ngay từ đầu khi xây dựng nghị định chúng tôi đã giảm chi đến mức tối đa.

Như trong dự thảo chúng tôi cũng đề xuất, Hội đồng quỹ trung ương cũng chỉ được để lại 1%, Cục Đăng kiểm 3%. Còn việc thu phí đối với xe máy để khuyến khích các địa phương thu tốt thì chúng tôi đề xuất số phí để lại đối với phường tối đa không quá 10% và xã là 20%.

– Xin cảm ơn ông!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới