Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Việt kiều sẽ được sở hữu nhà như công dân Việt Nam

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Việt kiều sẽ được sở hữu nhà như công dân Việt Nam

Sẽ có thêm nhiều Việt kiều về nước mua nhà nếu đề xuất của Bộ Xây dựng về mở rộng đối tượng Việt kiều mua nhà tại Việt Nam được thông qua – Ảnh: Lê Toàn

(TBKTSG Online) – Quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài sẽ được mở rộng và họ cũng được quyền sở hữu nhiều nhà như công dân Việt Nam.

Đó là những điểm mới trong nội dung tờ trình số 80/TTr-BXD của Bộ Xây dựng, đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép trình Quốc hội sửa đổi điều 126 của Luật Nhà ở. Theo đó sẽ sửa đổi, bổ sung theo hướng chia đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Việt kiều) thành ba dạng khác nhau, đồng thời bổ sung đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam để bảo đảm sự bình đẳng về quyền lợi giữa Việt kiều và công dân Việt Nam.

Cụ thể, đối với những người còn quốc tịch Việt Nam (vẫn là công dân Việt Nam); những người gốc Việt Nam (không còn quốc tịch Việt Nam) nhưng thuộc các đối tượng như về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật đầu tư, đã kết hôn với công dân Việt Nam ở trong nước, người có công với đất nước, người có trình độ từ đại học trở lên đang làm việc trong lĩnh vực kinh tế-xã hội… sẽ có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam như công dân Việt Nam ở trong nước (có quyền sở hữu nhà ở không hạn chế về số lượng).

Đối với những người gốc Việt Nam không thuộc đối tượng nêu trên mà được phép cư trú tại Việt Nam từ 6 tháng trở lên hoặc được cấp giấy miễn thị thực thì có quyền sở hữu 01 nhà ở tại Việt Nam.

Như vậy, so với quy định tại điều 126 của Luật Nhà ở thì tờ trình lần này đã mở rộng hơn diện được sở hữu nhiều nhà ở tại Việt Nam, gồm nhiều đối tượng: những người là công dân Việt Nam không phân biệt đối tượng, những người kết hôn với công dân Việt Nam ở trong nước, những người có kỹ năng đặc biệt mà Việt Nam có nhu cầu, những người có trình độ đại học trở lên…

Diện được sở hữu một nhà ở cũng được mở rộng gồm người gốc Việt Nam được cấp giấy miễn thị thực.

HẠNH LIÊN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới