Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Việt Nam có viện nghiên cứu đầu tiên trong lĩnh vực kinh tế sức khỏe

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Việt Nam có viện nghiên cứu đầu tiên trong lĩnh vực kinh tế sức khỏe

Mỹ Dung

(TBKTSG Online) – Viện Nghiên cứu chính sách nông nghiệp và sức khỏe (Health and Agricultural Policy Research Institute – HAPRI) là một trong ba viện do trường Đại học Kinh tế TPHCM thành lập, vừa khai trương sáng 16-6. HAPRI tập trung nghiên cứu và ứng dụng lĩnh vực kinh tế sức khỏe, cải thiện các chính sách kinh tế xã hội (đặc biệt nông nghiệp) và làm cầu nối đón các dự án quốc tế vào Việt Nam trong thời gian tới.

Việt Nam có viện nghiên cứu đầu tiên trong lĩnh vực kinh tế sức khỏe
Viện Công nghệ tài chính (Đại học Kinh tế TPHCM) ký hợp tác với Hiệp hội Nghiên cứu, tư vấn về chính sách, pháp luật cho đầu tư tại Việt Nam. Ảnh: Mỹ Dung

HAPRI là viện nghiên cứu đầu tiên trong lĩnh vực kinh tế sức khỏe và kinh tế nông nghiệp tại Việt Nam, với sứ mệnh là phát triển nghiên cứu hàn lâm và ứng dụng trong ba lĩnh vực kinh tế sức khỏe và chính sách nông nghiệp. Viện sẽ góp phần thu hút các dự án quốc tế để phát triển năng lực nghiên cứu và hợp tác quốc tế. Định hướng của viện là phát triển thành nơi tư vấn chính sách, chuyển giao công nghệ và hỗ trợ đào tạo cho các tổ chức trong và ngoài nước, các cơ quan nhà nước.

TS. Võ Tất Thắng, Viện trưởng Viện HAPRI, cho biết hiện tại viện đã liên kết với các trường đại học và doanh nghiệp một số nước trên thế giới. Tuy mới thành lập nhưng viện đã liên kết với đơn vị khoa học là trường Đại học Quốc gia Úc (Australian National University) và tham gia liên minh gồm 27 viện nghiên cứu thế giới, nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ số về tình trạng biến đổi khí hậu và thảm họa đồng bằng sông Cửu Long với kinh phí 15 triệu đô la Mỹ.

Ngoài ra, viện còn tham gia liên minh 10 viện phía Nam đấu thầu tư vấn chính sách quy hoạch phát triển kinh tế địa phương. HAPRI cũng đang phối hợp với Đại học Quốc gia Singapore viết các đánh giá tác động Covid-19 đối với người lao động nhập cư. Trong nước, viện nghiên cứu dự án thiết kế thuốc vào danh mục thuốc bảo hiểm y tế năm 2016. Ngoài ra viện còn hỗ trợ doanh nghiệp truy xuất nguồn gốc nông sản.

Đại diện công ty TNHH Horous, bà Hồng Hạ Uyên, cho biết công ty đã ký kết hợp tác với HAPRI nhằm thu hút các dự án quốc tế mà công ty đang có sẵn mối quan hệ, thông qua đó sẽ phát triển năng lực nghiên cứu và hợp tác quốc tế. Là doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế, Horous kỳ vọng thông qua các viện, trường để kết nối được nguồn lực để cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao.

Bà Uyên cho hay, việc ký kết này có hai nhóm hợp tác gồm hợp tác hỗ trợ làm nghiên cứu về phân tích lợi ích y tế trong ngành y về thuốc, trang thiết bị y tế và cam kết hỗ trợ trong đầu tư đào tạo cho kinh tế sức khỏe, xây dựng hạ tầng cho nghiên cứu, máy móc thiết bị công nghệ.

Ngày 16-6, Trường Đại học Kinh tế TPHCM (UEH) đã cùng một lúc giới thiệu ba thành viên mới, gồm Viện Công nghệ Tài chính (Financial Technology Institute – FTI), Viện Đô thị thông minh và Quản lý (Institute of Smart City and Management – ISCM), Viện Nghiên cứu Chính sách nông nghiệp và Sức khỏe (Health and Agricultural Policy Research Institute – HAPRI). Ba viện này được thành lập nhằm cung cấp kiến thức và nguồn lực, kết nối người học – nhà nghiên cứu – nhà quản lý để hướng đến mục tiêu phát triển bền vững trên nền tảng ứng dụng công nghệ.

Trong khuôn khổ sự kiện đã diễn ra lễ ký kết giữa Viện Công nghệ tài chính với Hiệp hội Nghiên cứu, tư vấn về chính sách, pháp luật cho đầu tư tại Việt Nam; Viện Đô thị thông minh và quản lý với Công ty TNHH THE Global; Viện Nghiên cứu chính sách nông nghiệp và sức khỏe với công ty TraceVerifiel và công ty TNHH Horous.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới