Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Việt Nam thoát nghi vấn thao túng tiền tệ?

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Việt Nam thoát nghi vấn thao túng tiền tệ?

Trang Nguyễn

(TBKTSG Online) – Việt Nam cùng 9 đối tác thương mại lớn của Mỹ được kết luận là chưa đủ điều kiện bị gắn mắc là nước thao túng tiền tệ tại thời điểm hiện tại, nhưng sẽ tiếp tục có tên trong danh sách giám sát các hoạt động điều hành tiền tệ, theo một báo cáo kết luận của Bộ Tài chính nước này ra ngày hôm qua (13-1).

Việt Nam có tiếp bước Trung Quốc bị Mỹ gắn mác "thao túng tiền tệ"?

Để tránh bị gắn nhãn thao túng tiền tệ

Việt Nam thoát nghi vấn thao túng tiền tệ?
Thặng dư tài khoản vãng lai của Việt Nam chỉ ở mức 1,7% của GDP trong 4 quí tính đến tháng 6 năm 2019.

Trong Báo cáo nửa năm về Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Mỹ được trình lên Quốc hội, Bộ Tài chính (BTC) Mỹ đưa ra kết luận chưa đủ điều kiện để đánh giá 10 quốc gia, trong đó có Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đức, Ireland, Ý, Malaysia, Singapore và Thụy Sĩ, là các nước thao túng tiền tệ tại thời điểm hiện tại. 

Cũng trong báo cáo này, Trung Quốc đã được Mỹ dỡ bỏ cáo buộc là nước thao túng tiền tệ và cùng các nước khác nằm trong danh sách cần theo dõi các hoạt động điều hành tiền tệ cho tới kỳ đánh giá tiếp theo.

Theo báo cáo này, thặng dư thương mại hàng hóa của Việt Nam với Mỹ tiếp tục tăng đáng kể, với thặng dư đạt 47 tỉ đô la trong 4 quí tính đến tháng 6-2019, lớn thứ 6 trong số các đối tác thương mại của Mỹ và tăng 18% so với thặng dư hàng năm của năm 2018.

Thặng dư thương mại ngày càng tăng với Mỹ phản ánh sự mở rộng về năng lực xuất khẩu của Việt Nam trong ngành may mặc và công nghệ, và hội nhập chuỗi cung ứng toàn cầu đang phát triển, nhưng cũng có hàng rào thuế quan và phi thuế quan đã cản trở các công ty và các nhà sản xuất nông nghiệp Mỹ tiếp cận thị trường Việt Nam (bao gồm ô tô, nông nghiệp, kỹ thuật số thương mại, thanh toán điện tử và các lĩnh vực khác).

Tuy nhiên, trong cùng khoảng thời gian này, thặng dư thương mại hàng hóa lớn đã bị bù trừ bởi thâm hụt thương mại dịch vụ và thu nhập chính (bao gồm thu nhập từ nước ngoài và kiều hối), và thặng dư tài khoản vãng lai chỉ ở mức 1,7% của GDP trong 4 quí tính đến tháng 6-2019.

Đối với vấn đề can thiệp vào thị trường ngoại hối, Mỹ đánh giá Việt Nam đã can thiệp vào thị trường ngoại hối thường xuyên, nhưng theo cả hai hướng, để duy trì sự liên kết chặt chẽ giữa tiền đồng với đô la.

Các cơ quan có liên quan của Việt Nam đã chứng minh với BTC Mỹ rằng các giao dịch mua ngoại hối ròng bằng 0,8% của GDP trong 4 quí kết thúc vào tháng 6-2019. Các giao dịch mua này diễn ra trong bối cảnh dự trữ ngoại hối vẫn nằm dưới các chỉ số an toàn tiêu chuẩn và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) có cơ sở hợp lý để tiếp tục tăng cường khối lượng dự trữ ngoại hối.

Ngoài ra, trong khi lượng mua ngoại hối vượt quá lượng bán ra trong 4 quí này, NHNN đã can thiệp theo cả hai hướng, với lượng ngoại hối bán ra được sử dụng để giảm áp lực phá giá của tiền đồng trong nửa cuối năm 2018.

Mỹ đánh giá trong khi tăng cường khung chính sách tiền tệ và dự trữ ngoại hối đạt mức phù hợp, Việt Nam nên giảm bớt sự can thiệp và cho phép các biến động trong tỷ giá phản ánh các nguyên tắc kinh tế cơ bản, bao gồm tăng dần tỷ giá hiệu dụng thực. Việt Nam, theo đó, cũng nên tăng tính minh bạch của can thiệp ngoại hối và nắm giữ dự trữ ngoại hối.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới