Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Việt Nam tiếp tục nỗ lực phát triển bền vững

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Việt Nam tiếp tục nỗ lực phát triển bền vững

Theo Bộ trưởng KHĐT Võ Hồng Phúc, Việt Nam đang nỗ lực cải cách thể chế để tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao hơn trong những năm sắp tới – Ảnh minh họa: Hữu Thắng

Đề cập những khó khăn, thách thức mà Việt Nam đang trải qua trong quá trình chuyển đổi kinh tế, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc khẳng định Việt Nam vẫn nỗ lực tạo lập các cơ sở, tiền đề cần thiết để phát triển với chất lượng cao, bền vững hơn trong những năm tới.

Phát biểu tại phiên thảo luận “Triển vọng nền kinh tế Việt Nam về dài hạn” sáng 30-6, trong khuôn khổ Hội nghị quốc tế về “Diễn đàn các thị trường mới nổi” đang diễn ra ở Hà Nội, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc nói rằng Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường xây dựng hệ thống hạ tầng kinh tế-xã hội, phát triển nguồn nhân lực, mở rộng mạng lưới an sinh xã hội và thực hiện giảm nghèo bền vững.

“Với những nỗ lực cải cách thể chế, trong 10 năm tới, Việt Nam có thể tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao hơn bình quân hằng năm của những năm qua và đến năm 2020, sẽ trở thành nền kinh tế có mức thu nhập trung bình trên thế giới”, ông Phúc nhấn mạnh. Ông cho rằng, vào thời điểm đó, nền kinh tế của Việt Nam sẽ có sức cạnh tranh tốt hơn, sẽ tham gia nhiều và sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Điểm lại bước tiến của nền kinh tế Việt Nam, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc nhấn mạnh sau 20 năm thực hiện đường lối Đổi mới, Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm thuộc loại cao trên thế giới, khoảng 7,5%/năm.

Nhờ chính sách đổi mới, Việt Nam từ một nước phải nhập khẩu lượng thực đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới. Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng tới 60 lần, từ mức 789 triệu đô la Mỹ năm 1986 lên hơn 48,5 tỉ đô la Mỹ năm 2007. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) liên tiếp lập những kỷ lục mới trong năm 2007 với mức cam kết lần lượt là 21,3 tỉ đô la Mỹ và 5,4 tỉ đô la Mỹ.

Việt Nam cũng đã có những tiến bộ nhất định về mặt xã hội như giảm tỷ lệ người nghèo theo tiêu chuẩn quốc tế từ trên 58% xuống còn 29%, hoàn thành trước 5 năm kế hoạch xóa đói giảm nghèo toàn cầu của Liên hợp quốc. Chỉ số phát triển con người của Việt Nam do UNDP công bố đứng ở mức khá cao so với các nước đang phát triển cùng mức thu nhập bình quân đầu người.

Theo TTXVN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới