Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Vinalines chuẩn bị bán cổ phần lần đầu (IPO)

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Vinalines chuẩn bị bán cổ phần lần đầu (IPO)

Ngọc Lan

Vinalines chuẩn bị bán cổ phần lần đầu (IPO)
Vinalines sẽ tiếp tục thoái vốn, bán cảng sau cổ phân hóa để tái cơ cấu nợ. Ảnh:VNL

(TBKTSG Online) – Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) và Tổng công ty Hàng hải (Vinalines) chuẩn bị trình Chính phủ phương án bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO), theo đó Vinalines dự định sẽ chuyển một phần nợ thành vốn góp và đến năm 2019 sẽ cân đối được dòng tiền.

Theo phương án cổ phần hóa (CPH) công ty mẹ Vinalines được doanh nghiệp này trình lên Bộ GTVT cuối tuần trước, Vinalines sẽ bán 64% vốn điều lệ bằng cách vừa bán bớt một phần vốn nhà nước hiện có, vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn. Sau IPO, Nhà nước chỉ còn giữ 36% vốn điều lệ tại doanh nghiệp.

Theo giá trị doanh nghiệp đã được phê duyệt cuối năm 2014, Vinalines có giá 21.287 tỉ đồng, xấp xỉ 1 tỉ đô la Mỹ. Trong đó giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại đây là gần 9.000 tỉ (sau khi trừ đi tổng nợ phải trả là 12.300 tỉ đồng).

Vinalines dự định sẽ phát hành thêm 336 tỉ đồng (tương đương 336 triệu cổ phần) để tăng vốn điều lệ, nâng tổng vốn điều lệ lên 9.300 tỉ đồng. Như vậy số lượng cổ phần phát hành lần đầu là 930 triệu cổ phần, mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần.

Trong số 74% số cổ phần bán ra, Vinalines dự tính sẽ bán cho nhà đầu tư chiến lược 30%, bán ra ngoài công chúng 33,75%. Trong số cổ phần bán ra ngoài công chúng, dự tính sẽ có 3,62% cổ phần được bán cho nhà đầu tư là chủ nợ để chuyển nợ thành vốn góp và bán đấu giá công khai 30,14%. Chưa đầy 1% số cổ phần còn lại là bán cho cán bộ nhân viên và tổ chức công đoàn.

Điều kiện để trở thành đối tác chiến lược của công ty mẹ Vinalines là doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực vận tải biển, xuất nhập khẩu, khai thác cảng hoặc là doanh nghiệp ngoài ngành có vốn điều lệ trên 1.000 tỉ đồng.

Vinalines cũng đề nghị Chính phủ cho phép các ngân hàng, chủ nợ được hoán đổi nợ thành vốn góp mà không phải đặt cọc, không phải thanh toán tiền mua cổ phần như các quy định hiện hành.

Bên cạnh đó, muốn IPO được, Vinalines sẽ phải từ chối các nghĩa vụ bảo lãnh mà các đơn vị chuyển từ Vinashin trước đây sang. Hiện các doanh nghiệp này đang còn nợ các ngân hàng khoảng 4.500 tỉ đồng, 151 triệu đô la Mỹ và gần 70 triệu euro.

Vì đang “cõng” trên lưng tổng nợ còn quá lớn, mới cơ cấu được 1.300 tỉ đồng/12.300 tỉ đồng nợ các loại nên dự tính, sau IPO, Vinalines tiếp tục phải cơ cấu nợ. Và dự kiến  đến năm 2019, doanh nghiệp này mới hoàn tất việc cơ cấu nợ, cân bằng được dòng tiền.

Vinalines cũng dự tính, sau CPH sẽ thoái vốn, giải thể và làm thủ tục phá sản các doanh nghiệp không hiệu quả. Trong đó thoái vốn tại 11 doanh nghiệp, trong đó có cảng Quảng Ninh, cảng Đoạn Xá, cảng Quy Nhơn, công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines…

Lý giải về việc nhà nước quyết định chỉ giữ lại 36% tổng số cổ phần tại Vinalines, một thành viên Ban chỉ đạo CPH cho biết rằng với tỷ lệ này, nhà nước vừa thoái được nhiều vốn tại doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp cạnh tranh. Đồng thời nhà nước giữ được tỷ lệ đủ để có quyền phủ quyết những vấn đề liên quan đến tái cơ cấu doanh nghiệp, thay đổi điều lệ, đầu tư dự án lớn mà đại hội đồng cổ đông thông qua, nếu thấy không phù hợp.

Mời xem thêm:

Vinalines: giá cổ phiếu sẽ ở mức nào?

Vinalines giá bao nhiêu?

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới