Thứ Tư, 24/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Vốn xã hội

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Vốn xã hội

Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright

Bài 92:

Vốn xã hội

Trong vài năm gần đây các báo cáo phát triển thế giới, xóa đói giảm nghèo, phân tích kinh tế xã hội, báo chí hay dùng đến thuật ngữ “vốn xã hội” và thường nhấn mạnh như một trong những mối quan tâm chính trong phát triển kinh tế.

Những người đi đầu trong ý niệm vốn xã hội như Francis Fukuyama, Hernando De Soto, Robert Putnam…bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng tựu trung lại xem vốn xã hội như là một thứ keo gắn kết các cá nhân trong xã hội bằng sự tin cẩn, hiểu biết lẫn nhau, cùng chia sẻ các giá trị và hành vi … Các yếu tố này hợp lại thành một loại “vốn”. Chẳng hạn, các tập đoàn ở Hàn Quốc, Nhật Bản thường xây dựng trên mối quan hệ huyết thống. Nét văn hóa ‘quan hệ’ của người Trung Quốc vừa góp phần mở rộng lẫn cản trở những cơ hội kinh doanh. Trong khi ở Trung Đông sự gắn kết này là tôn giáo, còn ở Mỹ thì đó là văn hóa coi trọng cá nhân.

Cụ thể hơn nữa vốn xã hội thể hiện thông qua mạng lưới quan hệ, những ràng buộc qua lại cùng những ảnh hưởng chính trị có thể vận dụng khi cần thiết. Tất cả đều ảnh hưởng đến chi phí giao dịch, có khả năng điều chỉnh những thất bại của thị trường và kết quả cuối cùng là góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Rõ ràng đây là một ý niệm hết sức hữu ích trong quá trình tìm kiếm một lý giải mới cho lý thuyết tăng trưởng. Nhưng làm thế nào để lượng hóa chúng và có thể diễn tả bằng một hàm sản xuất như lao động, và vốn vật chất như lý thuyết phát triển tân cổ điển là một nỗ lực thách thức rất lớn của các nhà kinh tế. Họ thống nhất với nhau định nghĩa tổng quát về vốn xã hội, tuy nhiên nhiều chỉ số đo lường cụ thể vẫn còn trong tranh luận.

English:

Social Capital

In recent years, the term ‘social capital’ often appeared in reports on world development, poverty reduction, and socio-economic analysis as one of the emerging concerns for economic development.

Leading thinkers like Francis Fukuyama, Hernando De Soto, Robert Putnam, through different approaches, came to a common sense that social capital is a glue that connects societal individuals with trust, mutual understanding, and shared values and behaviors. Altogether these aspects constitute a kind of capital. For instance, the cheabol and keretsu in Korea and Japan respectiviely were set up on blood relationships. The “guanxi” aspect of Chinese culture takes credit in expanding economic opportunities yet contracting others. In the Middle East, this kind of cohesion is religion, while it is individualism in the U.S.

Concretely, social capital is the network of contacts, reciprocal obligations and political influence that can be called upon as needed. They all have impact on transaction costs, adjusting market failures and boosting the economy as a result. It certainly is a useful concept in the search for new interpretation of development theory. Quantifying and incorporating this concept into a production function of neo-classical development theory together with labor and physical capital is a big challenge for economists. They by and large agree upon the overall definition of social capital, yet are still inconsistent on its measurement.

(Đường dẫn tới các bài trước được đăng trong mục Tin bài khác bên dưới)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới