Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

WB cam kết tiếp tục hỗ trợ ĐBSCL phát triển “thuận thiên”

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

WB cam kết tiếp tục hỗ trợ ĐBSCL phát triển “thuận thiên”

Trung Chánh

(TBKTSG Online) – Ngân hàng Thế giới (WB) cam kết tiếp tục hỗ trợ những vấn đề quan trọng trong thích ứng biến đổi khí hậu cho Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), trong đó, có vấn đề quản lý tài nguyên thiên thiên, an ninh nước và cải thiện tính kết nối của vùng hay nói cách khác là hỗ trợ vùng phát triển "thuận thiên".

Dự án Cái Lớn – Cái Bé có làm nghị quyết “thuận thiên” phá sản?

Vùng ngọt hóa thời chưa ngăn đập

WB cam kết tiếp tục hỗ trợ ĐBSCL phát triển “thuận thiên”
WB cam kết tiếp tục hỗ trợ ĐBSCL phát triển "thuận thiên". Trong ảnh là một góc sông Hậu qua tỉnh An Giang nhìn từ trên cao. Ảnh: Trung Chánh

Tại hội thảo “Truyền thông về biến đổi khí hậu ở ĐBSCL” được tổ chức vào chiều hôm nay, 17-6, ở TPHCM trong khuôn khổ Diễn đàn ĐBSCL năm 2019, bà Madhu Raghunath, Trưởng nhóm phát triển bền vững của WB cho biết, nước là lĩnh vực quan trọng được WB tập trung hỗ trợ để nâng cao khả năng quản lý thông quan đầu tư vào cơ sở hạ tầng thủy lợi, hồ chứa, sửa chữa đập, tăng cường quan trắc nước ngầm và nước mặt.

“Chúng tôi cũng phối hợp với các tổ chức nghiên cứu như Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam và Viện khoa học thủy lợi miền Nam trong các lĩnh vực như khai thác nước ngầm, trữ nước và hợp tác với tư nhân về áp dụng công nghệ tiên tiến để tiết kiệm nước”, bà Madhu Raghunath cho biết.

Theo bà, một số đối tác phát triển của WB cũng đang phối hợp với các cơ quan quản lý và cả khu vực tư nhân của Việt Nam để nâng cao năng suất nông nghiệp ở ĐBSCL theo hướng bền vững với môi trường, mà cụ thể là chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản; trồng rau nổi ở vùng lũ…

Bà cho biết, các hoạt động đã hỗ trợ nông dân chuyển từ sản xuất lúa 3 vụ kém bền vững sang 2 vụ kết hợp với các loại cây trồng khác hoặc thủy sản mang tính bền vững hơn.

Theo đánh giá của bà Madhu Raghunath, khu vực ĐBSCL do đặc điểm là vùng trũng thấp, cho nên, bên cạnh sạt lở bờ biển, bờ sông, thì nước biển dâng đang là một mối đe dọa thực sự cho vùng. “Ví dụ, ở Kiên Giang và Cà Mau, những dự báo gần đây về mùa mưa bão sắp tới cho thấy các dải đê biển hiện nay có thể sẽ bị xói lở, gây thiệt hại nghiêm trọng”, bà dẫn chứng.

Các sự cố sạt lở nghiêm trọng đang xảy ra thường xuyên hơn với mức độ nghiêm trọng ngày càng lớn, ví dụ như vụ sạt lở ở An Giang (sông Vàm Nao), theo bà Madhu Raghunath.

Để giải quyết phần nào các vấn đề nêu trên, bà Madhu Raghunath nhấn mạnh: “Chúng tôi cam kết tiếp tục hỗ trợ Chính phủ triển khai nghị quyết 120/NQ-CP (về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu)”.

Cụ thể hơn, theo bà, trong thời gian tới, WB tiếp tục hỗ trợ các vấn đề quan trọng đã được nêu ra ở trên và tăng cường hỗ trợ các vấn đề khác liên quan đến bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên, an ninh nước cũng như cải thiện tính kết nối tại ĐBSCL.

“Chúng tôi cam kết tăng cường hỗ trợ để làm cho các hệ thống sản xuất trở nên "thích ứng hơn" với khí hậu và gia tăng sự phát triển bền vững về môi trường”, bà cho biết.

Trước đó, phát biểu khai mạc hội thảo, ông Lê Công Thành, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, biến đổi khí hậu đang là thách thức toàn cầu và lớn nhất đối với quá trình phát triển bền vững của tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó, có Việt Nam.

“Chính vì vậy, việc nâng cao nhận thức về chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu của toàn xã hội thông qua truyền thông và sự hỗ trợ của các đối tác quốc tế là vô cùng quan trọng, cần thiết”, ông nhấn mạnh.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới