Thứ Năm, 28/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

WB: Lạm phát đã giảm nhưng không thể chủ quan

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

WB: Lạm phát đã giảm nhưng không thể chủ quan

Tư Hoàng

WB: Lạm phát đã giảm nhưng không thể chủ quan
WB: lạm phát đã xuống nhưng Việt Nam vẫn chưa thể chủ quan

(TBKTSG Online) – Nghị quyết 11 của Chính phủ bắt đầu có kết quả thông qua chỉ số lạm phát giảm dần qua từng tháng, theo nhận định của báo cáo Cập nhật Kinh tế Việt Nam của Ngân hàng Thế giới công bố chiều qua 30/11.

Ông Deepak , chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới nói: “Lạm phát đã bắt đầu giảm xuống là dấu hiệu tích cực. Tháng 6 có nhiều nghi ngờ nhưng với chính sách tiền tệ hiệu quả thì lạm phát đã giảm xuống".

Ông cho rằng chính sách thắt chặt tiền tệ đã giúp kiềm chế tăng trưởng tín dụng và cung tiền.

Bên cạnh đó, Chính phủ đã có ít nỗ lực giảm chi tiêu, dù chi tiêu hiện tại đã ở mức cao. Cả chi thường xuyên và chi đầu tư công đều tăng cao.

“Ngân hàng Nhà nước giảm cung tiền để được lạm phát xuống, nhưng có thể phê phán chính sách tài khóa chưa làm đủ phần việc của mình”, ông Mishra nói.

Tuy vậy, ông cảnh báo: “Lạm phát cơ bản vẫn còn ở mức cao và Việt Nam vẫn chưa thể chủ quan được”.

Theo Ngân hàng Thế giới, tổng nợ nước ngoài ước tính đã lên 42% của GDP vào cuối năm 2010, tăng gần 10 điểm phần trăm so với cuối năm 2007.

Chuyên gia kinh tế trưởng cho rằng, nợ của Việt Nam vẫn luôn ở mức cao, nhưng đã trở nên xấu hơn kể từ cuộc khủng hoảng toàn cầu cuối năm 2008.

Ông cho rằng, sự ổn định hiện có còn mong manh. Ông nói thêm rằng, giảm thâm hụt ngân sách và các yếu tố cấu trúc của Nghị quyết 11, bao gồm cả việc tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước và lĩnh vực tài chính sẽ giúp Việt Nam quay lại một môi trường kinh tế vĩ mô bền vững và đặt nền móng cho hiệu quả cao hơn để tăng trưởng trung hạn.

Báo cáo Cập nhật Kinh tế Việt Nam bản đầy đủ sẽ được cung cấp cho Hội nghị các nhà tư vấn cho Việt Nam (CG) diễn ra ngày 6/12 tới.

Tại hội nghị này, các nhà tài trợ quốc tế lần đầu tiên sẽ không đưa ra cam kết ODA cho Việt Nam theo cách truyền thống trước đây.

Báo cáo Phát triển Việt Nam 2012 nhan đề “Kinh tế thị trường: Cho một Việt Nam thu nhập trung bình” phân tích các hạn chế về cấu trúc trong trung hạn đối với Việt Nam cũng sẽ được phổ biến tại hội nghị này.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới