Thứ Sáu, 19/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

WEF: Doanh thu trên mỗi du khách của Việt Nam chỉ bằng 58,9% của khu vực

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

WEF: Doanh thu trên mỗi du khách của Việt Nam chỉ bằng 58,9% của khu vực

Đào Loan

(TBKTSG Online) – Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) vừa công bố bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh về lữ hành và du lịch năm 2019. Theo đó, Việt Nam đã tăng lên 4 bậc, xếp thứ 63/140 nền kinh tế. Những cải thiện về chính sách thị thực, hạ tầng hàng không được đánh giá cao nhưng doanh thu trên mỗi du khách của Việt Nam chỉ đạt 688 đô la Mỹ trong khi của khu vực châu Á-Thái Bình Dương là 1.167,3 đô la Mỹ.

WEF: Doanh thu trên mỗi du khách của Việt Nam chỉ bằng 58,9% của khu vực
Việt Nam xếp hạng 63 trong tổng số 140 quốc gia và vùng lãnh thổ được Diễn đàn Kinh tế Thế giới xếp hạng.

Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), với hơn 12,9 triệu lượt khách quốc tế đến, ngành du lịch Việt Nam đã thu về 8,89 tỉ đô la Mỹ, tương đương số thu trên mỗi khách là 688 đô la Mỹ, bằng 58,9% của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Theo số liệu từ Tổng cục Du lịch,12,9 triệu lượt là tổng số khách quốc tế cả nước đón được trong năm 2017. Vào năm ngoái, lượng khách quốc tế tăng lên gần 15,4 triệu lượt và tám tháng đầu năm nay là hơn 11,3 triệu lượt. Vào năm 2017, chi tiêu bình quân của một lượt khách quốc tế có nghỉ đêm tại khách sạn là 1.171,3 đô la Mỹ.

Theo bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh lữ hành và du lịch năm 2019 của WEF, sự tăng bậc cạnh tranh của du lịch Việt Nam chủ yếu nhờ vào sự cải thiện của những yếu tố trụ cột như độ mở quốc tế, tăng 15 bậc; khả năng về cạnh tranh giá cả, tăng 13 bậc; hạ tầng vận tải hàng không, tăng 11 bậc; hạ tầng dịch vụ du lịch, tăng 7 bậc.

Trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Việt Nam được đánh giá là có cải thiện nhất ở hai chỉ số gồm hạ tầng vận tải hàng không và độ mở quốc tế. Trong đó, chính sách về thị thực được WEF đánh giá có chỉ số tăng cao nhất, tăng 63 bậc, từ vị trí 116 lên 53.

Năm nay, có 140 quốc gia và vùng lãnh thổ được Diễn đàn Kinh tế Thế giới xếp hạng, dựa trên 14 yếu tố như tài nguyên văn hóa, cạnh tranh về giá, cơ sở hạ tầng vận tải hàng không, ưu tiên du lịch, cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch, môi trường bền vững, an ninh an toàn…

Trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Nhật Bản có năng lực cạnh tranh lữ hành và du lịch cao nhất và xếp thứ 4 trên thế giới. Các điểm đến khác trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Indonesia và Malaysia tuy tụt hạng hơn so với trước nhưng hiện vẫn ở vị trí cao hơn Việt Nam.

Mời đọc thêm:

Đưa hàng trăm doanh nghiệp lữ hành về ĐBSCL

Nhiều hãng lữ hành nước ngoài "săn" tour du lịch biển ở Việt Nam

ĐBSCL có nhiều nơi hỗ trợ 20-30 triệu đồng/phòng để xây khách sạn

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới