Thứ Bảy, 30/09/2023, 04:18
34 C
Ho Chi Minh City

Đặt báo in

Thông tin quảng cáo

Thông tin quảng cáo


WEF Đông Á 2010: Tìm cách phát triển bền vững

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

WEF Đông Á 2010: Tìm cách phát triển bền vững

Mộng Bình thực hiện

Ông Hemant M. Nerurkar

(TBKTSG Online) – Tìm kiếm mô hình phát triển bền vững cho Đông Á và cho kinh tế thế giới sẽ là một phần trọng tâm của các cuộc thảo luận tại Diễn đàn Kinh tế thế giới về Đông Á (WEF Đông Á), sẽ diễn ra tại TPHCM từ ngày 6 đến 7-6.

Ông Hemant M. Nerurkar, Giám đốc điều hành của Tập đoàn thép Tata (Ấn Độ) và đồng Chủ tịch của sự kiện này, đã trả lời các câu hỏi của Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online qua thư điện tử về các vấn đề sắp được bàn tới tại diễn đàn.

TBKTSG Online: Các vấn để nào sẽ chiếm nhiều thời gian thảo luận của lãnh đạo các nước và doanh nghiệp tại Diễn đàn Kinh tế thế giới về Đông Á trong bối cảnh kinh tế thế giới đang phục hồi sau một thời gian suy thoái, thưa ông?

– Ông Hemant M. Nerurkar: Châu Á đang vững tiến trên con đường nắm vị trí trung tâm của kinh tế thế giới. Trong bối cảnh này, các doanh nghiệp và chính phủ cần biết chia sẽ cả cơ hội lẫn trách nhiệm để đảm bảo rằng các mô hình phát triển kinh doanh bền vững vận hành được tốt, dựa trên những cơ hội mới cho hợp tác quốc tế và giải quyết sự hài hòa các vấn đề liên quan đến môi trường và trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp.

Sự kiện lần này thu hút đại diện của các tổ chức, cơ quan liên quan và các chuyên gia, và do vậy chúng tôi hy vọng tất cả sẽ xem xét đến các quyết định quan trọng về cách thức hoạt động kinh doanh bền vững và hiệu quả. Nói tóm lại, tôi mong chờ một bộ mô hình khung giúp đạt tăng trưởng bền vững.

TBKTSG Online: Các nhà kinh tế đã bàn nhiều về tăng trưởng và phục hồi của các nền kinh tế châu Á trong và sau khủng hoảng. Theo ông, các nền kinh tế mới nổi tại khu vực này đóng vai trò thế nào trong việc định hình lại nền kinh tế thế giới và giúp thế giới tăng trưởng bền vững?

– Cách đây chỉ 18 tháng thôi, rất ít người dám dự đoán rằng kinh tế Đông Á sẽ phục hồi trước và kéo theo kinh tế thế giới thoát khỏi khủng hoảng. Thậm chí, có những nhà kinh tế nói rằng tất cả các nền kinh tế trong khu vực này phải xem xét lại các mô hình phát triển của mình để tập trung vào thị trường nội địa hơn là chỉ trông chờ vào thị trường xuất khẩu và đầu tư để đạt tăng trưởng. Nhưng, trong năm 2009 kinh tế Đông Á đã vượt qua cơm bão khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới vì sản lượng sản xuất công nghiệp, xuất khẩu và việc làm đã đạt gần với mức trước khi khủng hoảng xảy ra.

Trong báo cáo mới đây về Đông Á và Thái Bình Dương, Ngân hàng Thế giới (WB) đã dự báo GDP tại vùng Đông Á đang phát triển sẽ tăng 8,7% trong năm 2010, cao hơn mức 7% của năm ngoái. Mức dự báo này cao hơn một điểm phần trăm so với dự báo cách đây 6 tháng và cao hơn 8,5% so với năm 2008. Theo báo cáo này, các quốc gia đang phát triển tại Đông Á và Thái Bình Dương có thể tăng trưởng rất nhanh dẫu rằng kinh tế thế giới vẫn còn yếu. Tuy nhiên, để đạt được điều này các nền kinh tế trong khu vực phải đẩy mạnh tái cấu trúc và tăng cường hợp tác về hội nhập kinh tế vùng và giải quyết các vấn đề môi trường.

Rõ ràng là trong tương lai không xa, châu Á sẽ là trung tâm kích cầu tiêu dùng và sản xuất của thế giới. Do vậy, các chính phủ nên cẩn trọng với cách quản lý tài chính, giải quyết sớm các “bóng bóng” trên thị trường và các vấn đề liên quan đến tham nhũng một cách có hiệu quả… Các chính phủ phải đi tiên phong trong việc giúp các doanh nghiệp theo kịp với các kế hoạch phát triển bền vững mà họ đã vạch ra.

TBKTSG Online: Là một phần của Đông Á, theo ông Việt Nam sẽ đóng vai trò gì trong quá trình phát triển kinh tế của khu vực và thế giới?

– Việt Nam đang đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế khu vực. Điều này đã được chứng minh khi Ấn Độ công bố Việt Nam là đối tác chiến lược trong chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Ấn Độ vào tháng 7-2007, và đây là một phần trong chính sách “Hướng Đông” của Ấn Độ. Chính sách này không đơn thuần là một chính sách kinh tế hướng ngoại mà còn là sự chuyển dịch có tính chiến lược trong tầm nhìn của Ấn Độ hướng ra thế giới và vị trí của Ấn Độ trong nền kinh tế toàn cầu luôn vận động và được hỗ trợ bởi các nền kinh tế tại khu vực Đông Nam Á và Đông Á.

Ngày nay, thương mại của các quốc gia Nam và Đông Á chiếm tới 45% tổng kim ngạch ngoại thương của Ấn Độ. Để tăng thêm vị thế của Việt Nam tại khu vực, Ấn Độ là nền kinh tế lớn đầu tiên công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Và tập đoàn Tata cũng đã chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư cho dự án thép.

TBKTSG Online: Theo ông, vị trí của Việt Nam sẽ như thế nào trong việc thu hút đầu tư nước ngoài (FDI)khi Ấn Độ áp dụng chính sách Hướng Đông cộng với việc nhiều công ty nước ngoài áp dụng chính sách đầu tư Trung Quốc + 1 như hiện nay?

– Chúng ta cần tránh sa vào hiện tượng số nhiều (thu hút nhiều dự án đầu tư) mà cần tập trung vào chất lượng của nguồn vốn FDI. Cần phải luôn đặt những câu hỏi là liệu chúng ta đang thu hút nguồn vốn FDI đúng? Chúng ta đang kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực nào? Liệu các dự án FDI mới có giúp chuyển giao các công nghệ mới không? Cũng cần phải tập trung thu hút các dự án FDI tạo ra công ăn việc làm, không chỉ cho chính dự án đó mà còn tạo thêm nhiều công việc cho các lĩnh vực có liên quan.

Xin cảm ơn ông!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới