Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Wikileaks tiết lộ sự can thiệp của Mỹ vào ngành công nghiệp ô tô

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Wikileaks tiết lộ sự can thiệp của Mỹ vào ngành công nghiệp ô tô

Tuấn Kiệt

Wikileaks tiết lộ sự can thiệp của Mỹ vào ngành công nghiệp ô tô(TBKTSG Online) – Những tài liệu từ Wikileaks cho thấy cách các nhà ngoại giao gia tăng sự ảnh hưởng trên toàn thế giới dưới danh nghĩa của các hãng xe hơi.

Những bức điện tín mật đã tiết lộ sự can thiệp sâu sắc của chính phủ Mỹ đối với nhiều vấn đề trong ngành ô tô tại Mỹ, bao gồm thương vụ M&A nhãn hiệu Hummer cho Trung Quốc, sự bất bình về doanh số của nhãn hiệu Opel thuộc General Motors và cả sự lo ngại rằng việc thu hồi hàng loạt xe Toyota sẽ gây ảnh hưởng xấu đến quan hệ Mỹ – Nhật.

Detroit News đã thu thập và bình luận về hơn 100 cuộc đối thoại có liên quan đến ngành công nghiệp ô tô. Một phần trong bộ lưu trữ cửa Wikileaks với hơn 250.000 bức điện tín giữa sứ quán Mỹ và Washington, đã vén màn bí mật về mối quan hệ thân thiết giữa các chủ hãng xe tại Detroit và chính phủ. Nó cũng tiết lộ sự khăng khít giữa thương mại và chính trị toàn cầu.

Một bức điện vào tháng 2-2009 từ Mỹ gửi đến tòa đại sứ Tokyo là một ví dụ điển hình. Ngay lúc cuộc tranh cãi về việc thu hồi của hãng Toyota do lỗi chân ga diễn ra căng thẳng nhất, chính phủ Nhật Bản không muốn những vấn đề trong ngành ô tô làm ảnh hưởng đến mối quan hệ của nước nhà với phía Mỹ. Tuy nhiên, lúc bấy giờ Toyota chịu khá nhiều sức ép từ chính quyền Mỹ và đã kêu gọi sự giúp đỡ từ phía chính phủ Nhật.  Phía Mỹ luôn hối thúc Toyota phải chịu trách nhiệm về những xe bị lỗi. Sau đó, Bộ trưởng Bộ Giao thông Nhật Bản đã có cuộc gặp gỡ khá căng thẳng với nhà đại sứ Mỹ vào ngày 10-2.

Người phát ngôn ở Bộ Ngoại giao Kerry Humphrey từ chối trả lời những câu hỏi về những nỗ lực của chính phủ ở các nước trong việc giải cứu ngành sản xuất ô tô, như đã đề cập trong những bức điện tín. Nhưng bà nhấn mạnh rằng một phần công việc của những Đại sứ quán là giúp Mỹ thúc đẩy “xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, và nông sản" bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông thương giữa các công ty Mỹ với những thị trường bên ngoài. Bên cạnh đó, theo như các bức điện tín, những nhà ngoại giao Mỹ còn giúp dàn xếp một vụ đình công ở nhà máy Ford- Mazda ở Thái Lan; giúp GM bán dòng xe Chevrolet ở Turkmenistan và Libya, đồng thời ban hành hạn ngạch nhập khẩu đối với Venezuela.

Khi GM khủng hoảng…

Những bức điện tiết lộ rằng các nhà ngoại giao Mỹ đã can thiệp hoặc giám sát khá sâu sự tăng trưởng của GM tại Detroit. Theo đó, chi nhánh GM Holden tại Australia là một ví dụ. Công ty này gặp vấn đề về tài chính vào năm 2009, đến nỗi phải mượn tiền từ GM Mexico, GM châu Âu để trả nợ, và dự định liên doanh với Ford Motor Co. để xây dựng một chiếc xe hybrid sử dụng hộp số 8 cấp. Trên thực tế, chuyện này chưa hề được công bố. Theo lời một bức điện từ đại sứ quán Mỹ tại Melbourn thì Mark Reuss, người đứng đầu Holden lúc đó và hiện tại là chủ tịch GM khu vực Bắc Mỹ đã tỏ vẻ phản đối khi GM đã bỏ rơi Holden trong cơn khó khăn về tài chính và nhận tiền từ Ngân khố Mỹ.

Nhưng tranh cãi lớn nhất được tiết lộ trong các bức điện là về tiền của GM khi để mất chi nhánh tại châu Âu, Adam Opel AG. GM kiến nghị rằng doanh số của Opel đã thu hút một sự quan tâm lớn từ phía đại sứ quán Mỹ tại Berlin cũng như từ các nhà cầm quyền cao nhất, những người không hiểu vì sao chính phủ Mỹ lại không kiểm soát được GM, khi mà nó nắm giữ đa số gói cứu trợ của Mỹ. Theo đó, người Đức đang rất mua lại nhãn hiệu Opel.

Tháng 11 cùng năm, hội đồng quản trị GM quyết định không bán Opel, khiến cho Thủ tướng Angela Merkel vô cùng tức giận. Và theo như lời một đại sứ tìm hiểu được từ một tại viên chức Đức thì: "Bà ấy không thèm nhận điện thoại từ CEO của GM, Fritz Henderson mà gọi trực tiếp cho tổng thống Barrack Obama  để than phiền".

Theo nguyên văn của một bức điện thì: “Đức vẫn không thể hiểu tại sao GM có thể hành động tách biệt với Washington”. Một trợ lí của Bộ trưởng bộ Kinh tế Đức phàn nàn rằng “Nếu chính phủ Mỹ quản lí GM tốt hơn, thì chuyện này không thể xảy ra… Đức thật sự khổ sở bởi sự thất thường gần đây của GM, sau những cuộc thương lượng lao động nhiều tháng trời”.

Một bức điện khác vào tháng 11-2009 cho thấy thư kí của bà Hillary Clinton sẽ thương thảo với Merkel để “làm dịu dư luận xã hội đối với Opel”.

Từ 2009, GM đã có những bước tiến đáng kể trong việc giải quyết vụ Opel. CEO của GM là Daniel Akerson đã nói Opel đã thu được 100 triệu đô lợi nhuận trong năm nay.

Những bức điện cũng cho biết chi nhánh GM Hummer không thể bán lại được ngay trong kế hoạch tái cấu trúc.  Trong một bức điện vào tháng 2-2009 với tựa đề “Sự sa lầy của Hummer”, Đại sứ quán Mỹ tại Trung Quốc nói rằng Chính quyền Trung Quốc "dự định khóa doanh số bán của GM Hummer cho một hãng máy móc Trung Quốc”. Đại sứ quán đã biết được thông tin này hai tuần trước khi nó được tiết lộ với công chúng. Trung Quốc “ nhận ra rằng vụ thương thảo sẽ có lợi cho Mỹ, nhưng đã không thể thấy trong đó có ích cho Trung Quốc hay không". Một bức điện khác tiết lộ: "Người Trung Quốc xem sản phẩm của Hummer như đống phế thải uống xăng”.

Các nhà ngoại giao can thiệp vào Ford

Trong khi phía Trung Quốc không hứng thú gì với Hummer thì họ lại thật sự chú ý vào một chi nhánh khác của GM là Saab. Tháng 10-2009, một viên chức chính phủ Thụy Điển thổ lộ với đại sứ Mỹ ở Stockholm sự quan tâm đặc biệt từ phía Trung Quốc về việc mua lại 100% hãng xe Volvo của Ford Motors, và 30-40 % cổ phần Saab. Hiện Saab đang được điều hành bởi một công ty Hà Lan và trên bờ vực của sự khủng hoảng tài chính.

Ford cũng xuất hiện trong những bức điện tín của Wikileaks. Ví dụ, một bức điện đã dẫn lời một nhân viên Ford ở Mexico đang “huênh hoang” với những nhân viên đại sứ quán về sự thật rằng công ty không hề nhận cứu trợ như những công ty đối thủ khác đã phá sản tại Mỹ, như GM và Chrysler.

Và trong một bức điện từ tháng 8-2009 từ Tripoli, Đại sứ quán Mỹ nói rằng nhà nhập khẩu duy nhất của GM ở Libya đã sống sót sau lệnh đe dọa đóng cửa của chính phủ, nhưng các đại lí của Ford sở hữu bởi người Joradnia đã ngưng hoạt động. Bức điện tín cho biết: “Đoạn cuối của GM/Chevrolet là một ví dụ khác về việc can thiệp của chính phủ trong hầu hết mọi lĩnh vực kinh doanh tại Libya”.

Wikileaks đồng thời cũng tiết lộ những khó khăn mà Ford đang mắc phải ở những thị trường khác. Một nhân viên của Ford đã nói với Lãnh sự Mỹ ở Chengdu-Trung Quốc: “Chúng tôi tin rằng đối tác Changan đã sao chép dữ liệu kĩ thuật từ Mazda 3." (Ford có liên minh với Mazda – cho dòng Yuexiang của Changan). Hậu quả là Ford đã quản lí chặt chẽ hơn trong việc chia sẻ dữ liệu sản xuất. Ford cảnh báo rằng quan hệ hợp tác sẽ kết thúc nếu Changan không giữ uy tín.

Khi được hỏi về nội dung trong bức điện, người phát ngôn của Ford Karen Hampton đã phát biểu rằng: “Chúng tôn trân trọng việc hợp tác với Trung Quốc. Khi làm việc cùng nhau, chúng tôi có thể tin tưởng lẫn nhau và tiếp tục cùng nhau làm việc để đem lại cho khách hàng những sản phẩm và công nghệ mới”.

Những bức điện cũng tiết lộ rằng Đại sứ quán Mỹ ở Bangkok đã giúp dàn xếp một cuộc đình công vào tháng 11 năm 2008 ở công ty liên doanh Ford và Mazda tại Thái Lan, và sự thật rằng các nhà quản lí của Ford e sợ cho sự an toàn của họ.

Trong bức điện vào tháng 1-2009, Đại sứ quán đã gọi cho chính quyền tỉnh để đề nghị một sự giúp đỡ từ cảnh sát nhằm đảm bảo an toàn cho công tác quản lí của Ford. Đại sứ cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo vệ những nhà đầu tư nước ngoài trong những cuộc họp với thủ tướng Thái Lan và những người khác. Ford đã cám ơn đại sứ quán Mỹ và nói: “Thật đáng quý khi chính phủ Thái biết được chính quyền Mỹ đã dàn xếp như thế”, và chính người phát ngôn của Ford là Hampton đã xác nhận: “Những chi tiết trong tài liệu đều là sự thật”.

Nguồn: Detnews

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới