Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

“Xử” hành vi niêm yết hàng hóa bằng nhân dân tệ thế nào?

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

“Xử” hành vi niêm yết hàng hóa bằng nhân dân tệ thế nào?

Đá Bàn

“Xử” hành vi niêm yết hàng hóa bằng nhân dân tệ thế nào?

Quản lý thị trường kiểm tra một cơ sở bán hàng lưu niệm tại Nha Trang. Ảnh: thanhnien.vn

(TBKTSG Online) – Trước tin đồn một số cơ sở kinh doanh tại Nha Trang niêm yết hàng hóa và giao dịch bằng đồng nhân dân tệ Trung Quốc, mới đây, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Khánh Hòa tiến hành kiểm tra và xác nhận tin đồn này có thật.

Theo đó, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Khánh Hòa phát hiện cơ sở bán đồ mỹ nghệ và hàng lưu niệm T.T trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (Nha Trang) bán hàng hóa chỉ dán nhãn bằng chữ Trung Quốc; cửa hàng H.T trên đường Vân Đồn (Nha Trang) bán nhiều mặt hàng chỉ niêm yết giá bằng đồng nhân dân tệ, giao dịch bằng nhân dân tệ với khách hàng Trung Quốc…

Đối với thông tin cho rằng các cơ sở kinh doanh nói trên ngoài niêm yết giá và giao dịch bằng nhân dân tệ còn có hành vi phân biệt đối xử – chỉ tiếp khách Trung Quốc, không tiếp khách Việt Nam – Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Khánh Hòa cho biết chưa có cơ sở để khẳng định có sự phân biệt đối xử.

Bình luận về hiện tượng này, luật sư Phan Hùng, Văn phòng luật sư Phan Hùng, nói: “Nếu phát hiện có sự phân biệt đối xử thì cơ quan chức năng cũng khó có thể xử lý được hành vi này vì luật chưa có quy định. Tuy nhiên, đối với hành vi niêm yết giá và giao dịch bằng nhân dân tệ thì luật quy định rất chi tiết…”.

Theo Thông tư 32 (2013) hướng dẫn thực hiện quy định hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam thì trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận [của người cư trú, người không cư trú] không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ một số ngân hàng, tổ chức tín dụng…

Thực tế, các cơ sở kinh doanh ở Nha Trang nói trên không thuộc “Các trường hợp được sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam” theo quy định của thông tư 32 (điều 4). Do đó, những cơ sở này, tùy mức độ vi phạm, sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Cụ thể, Nghị định 96 (2014) quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng quy định: các hành vi “Giao dịch, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận, niêm yết, quảng cáo giá hàng hóa, dịch vụ, quyền sử dụng đất bằng ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật” sẽ bị phạt tiền từ 200 đến 250 triệu đồng; đồng thời tịch thu số ngoại tệ đối với hành vi vi phạm quy định (điều 24.6-c).

Theo luật sư Hùng, mức xử phạt đối với hành vi giao dịch, niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ hiện nay đã giảm nhiều so với quy định trước đây; chẳng hạn theo theo Nghị định 95 năm 2011), thì hành vi này bị xử phạt từ 300 đến 500 triệu đồng.

Thực tế, đã có không ít trường hợp doanh nghiệp vi phạm niêm yết giá bằng ngoại tệ bị phạt đến 500 triệu đồng, như trường hợp của Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam – Vinasun (niêm yết giá taxi bằng đô la Mỹ), trường Đại học FPT (niêm yết học phí bằng đô la Mỹ)…

Xem thêm:

Đề nghị được niêm yết giá bằng ngoại tệ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới