Thứ Sáu, 19/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Xử lý rác thải nhựa: cần kết hợp công – tư

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Xử lý rác thải nhựa: cần kết hợp công – tư

Đỗ Lan

(TBKTSG Online) – Quản lý và xử lý chất thải nhựa tại Việt Nam còn nhiều hạn chế, công nghệ xử lý tái chế lạc hậu, việc thu gom, phân loại rác cũng còn nhiều vấn đề. Và để giải quyết vấn đề này, cần sự kết hợp giữa khu vực công và tư.

Xử lý, tái chế rác thải nhựa đang là vấn đề được quan tâm. Ảnh: Tư liệu Sài Gòn Tiếp thị

Đó là ý kiến của ông Nguyễn Thành Phương, Phó cục trưởng Cục Bảo vệ Môi trường miền Nam, tại sự kiện "Rác thải nhựa – Khu vực công và tư cùng nhau giải quyết thách thức" tổ chức ngày 5-6 ở TPHCM.

Tại sự kiện, ông Phương dẫn lời của Tổng thư ký Liên hiệp quốc António Guterres rằng: Trên thế giới, mỗi năm, hơn 8 triệu tấn rác thải nhựa đổ về đại dương. Nếu xu hướng này vẫn tiếp diễn, đến năm 2050 đại dương có nhiều nhựa hơn cá.

Ông Phương nhắc đến câu chuyện gần đây báo chí đưa tin Việt Nam nằm trong nhóm 5 quốc gia xả rác nhiều nhất ra đại dương. Vấn đề quản lý và xử lý chất thải nhựa tại Việt Nam còn nhiều hạn chế, công nghệ xử lý tái chế lạc hậu, việc thu gom, phân loại rác cũng còn nhiều vấn đề.

Theo ông, để giải quyết vấn đề rác thải nhựa, cần sự chung tay của cả chính quyền, doanh nghiệp và người dân. Phía Chính phủ đã có 3 định hướng chính sách nổi bật bao gồm: cải thiện môi trường pháp lý; đa dạng hóa các nguồn đầu tư bảo vệ môi trường và định hướng phát triển kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh.

Về phía doanh nghiệp, đã có những dấu hiệu đáng mừng từ các doanh nghiệp lớn, đặc biệt trong các chuỗi bán lẻ với sáng kiến sử dụng ống hút gạo, ống hút tre thay ống hút nhựa, gói rau bằng lá chuối… Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã có nhà sản xuất các sản phẩm túi phân hủy làm từ tinh bột. 

Ông Albert T. Lieberg, Trưởng đại diện của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc tại Việt Nam, cũng đưa ra nhiều con số liên quan đến chất thải nhựa tại Việt Nam.

Ông cho biết, ô nhiễm rác thải nhựa đang là vấn đề lớn tại châu Á. Trên thực tế 60% rác thải nhựa thải ra đại dương đến từ 6 quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam. Ước tính Việt Nam tạo ra khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa mỗi năm. Trong khi đó, việc quản lý rác thải, các cơ sở tái chế và các chính sách chưa theo kịp nhu cầu. Theo ông, cả Chính phủ, người dân và các doanh nghiệp tư nhân cần chung tay để hành động.

Về phía Chính phủ, theo ông Albert, cần có các chính sách tái chế rác thải nhựa và giảm việc sử dụng các đồ nhựa dùng một lần không cần thiết.

Doanh nghiệp tư nhân cần có những sáng kiến, chọn mô hình kinh doanh giảm việc tạo ra chất thải nhựa vào môi trường. Các nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm về ô nhiễm và sản phẩm của họ tạo ra và đầu tư thiết kế các sản phẩm bền vững với môi trường.

Người dân cần đóng vai trò trên phương diện là người tiêu dùng và công dân thông thái, sử dụng các sản phẩm phát triển bền vững, nói không với các sản phẩm sử dụng một lần.

Bốn nhóm giải pháp vận động “không xả rác”

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới