Thứ Sáu, 19/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Xử lý vụ khăn lụa Trung Quốc dán mác Việt Nam như thế nào?

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Xử lý vụ khăn lụa Trung Quốc dán mác Việt Nam như thế nào?

Lan Nhi

Xử lý vụ khăn lụa Trung Quốc dán mác Việt Nam như thế nào?
Một sản phẩm khăn lụa được bày bán tại Khaisilk. Ảnh:TL

(TBKTSG Online) – Ông Hoàng Khải, Chủ tịch Tập đoàn Khaisilk đã lên tiếng thừa nhận việc đánh tráo nhãn mác hàng hóa tại một cửa hàng trong hệ thống. Ngay lập tức, Bộ Công Thương yêu cầu Cục quản lý thị trường kiểm tra về nguồn gốc hàng hóa này xem có hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng hay không.

Tuần trước, một doanh nghiệp tại Hà Nội đã mua 60 sản phẩm khăn lụa của cửa hàng Khaisilk trên phố Hàng Gai để làm quà tặng với giá 644.000 đồng/chiếc. Khi nhận hàng, khách phát hiện trong lô hàng có một chiếc khăn cùng loại nhưng lại gắn hai nhãn mác khác nhau: "Khaisilk made in Vietnam" và “Made in China”.  Doanh nghiệp này sau đó kiểm tra lại toàn bộ lô hàng và phát hiện thêm một số chiếc khăn có dấu hiệu cắt mác tại viền khăn.

Vài ngày sau sự cố, ông chủ của Khaisilk đã chính thức lên tiếng trên báo điện tử Zing.vn thừa nhận đã nhập lụa từ Trung Quốc về gắn mác sản xuất tại Việt Nam chứ không phải tất cả các sản phẩm lụa bày bán trong hệ thống Khaisilk được sản xuất tại Việt Nam. Ông Khải gửi lời xin lỗi đến tất cả khách mua hàng, xin nhận lại sản phẩm và chịu đền bù cho khách.

Sau khi ông Hoàng Khải thừa nhận chuyện này, ngày 26-10, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã có văn bản yêu cầu Cục quản lý thị trường phối hợp với Cục cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng kiểm tra làm rõ. Nếu có dấu hiệu vi phạm liên quan đến xuất xứ hàng hóa, hàng giả, hàng nhái, bảo vệ người tiêu dùng phải đề xuất hướng xử lý trước ngày 28-10.

Liên quan đến vấn đề này, theo Luật bảo vệ người tiêu dùng và Nghị định 99/2011 về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trường hợp không cung cấp thông tin đầy đủ về hàng hóa, dịch vụ theo quy định, lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng thông qua hoạt động quảng cáo, che dấu, cung cấp thông tin không chính xác… thì phải đổi hoặc trả lại tiền, nhận lại hàng hóa. Ngoài ra phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về thương mại và pháp luật có liên quan.

Trong trường hợp này, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm (Nghị định 80/2013 của Chính phủ) quy định tùy theo mức độ vi phạm có thể đình chỉ hoạt động có thời hạn, xử phạt hành chính, buộc thu hồi sản phẩm, nộp lại số lợi nhuận bất hợp pháp hoặc phạt tiền tối đa ở mức 200 triệu đồng/lần vi phạm.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới