Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Xuất khẩu càng tăng, mức lan tỏa lại càng giảm

Bùi Trinh

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG) – Trong 10 năm qua xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng trưởng nhanh chóng qua các năm: năm 2010 đạt 39,1 tỉ đô la Mỹ, chiếm 54,1% tổng kim ngạch xuất khẩu, đến năm 2021 tăng lên 247,54 tỉ đô la và chiếm 73,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Trong khi đó, tỷ trọng xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước trong tổng kim ngạch xuất khẩu lại diễn biến theo xu hướng ngược lại, từ 45,9% của năm 2010 xuống còn 26,4% vào năm 2021. Tính chung trong cả giai đoạn 2010-2021, cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của khu vực doanh nghiệp FDI đã tăng thêm 19,5 điểm phần trăm và ngược lại cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của khu vực kinh tế trong nước giảm 19,5%.

Một điều rất đáng quan ngại là độ lan tỏa từ xuất khẩu hàng hóa đến giá trị tăng thêm ngày càng nhỏ: năm 2012 – 1 đồng xuất khẩu lan tỏa đến giá trị tăng thêm 0,56 đồng, năm 2016 tỷ lệ này giảm xuống 0,52 đồng và đến năm 2019 chỉ còn 0,26 đồng. Như vậy việc hớn hở với thành tích xuất khẩu chẳng phải buồn cười lắm sao?

Trong số các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, điện thoại các loại và linh kiện có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong giai đoạn 2010-2020. Tuy nhiên, gần như 100% kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này thuộc về khu vực doanh nghiệp FDI với đóng góp chủ yếu là Công ty Samsung Việt Nam (năm 2010 là 90,4% và đến năm 2020 đạt 97,7%).

Ngoài ra, các mặt hàng gia công, xuất khẩu chủ lực trong giai đoạn này cũng chủ yếu của khu vực doanh nghiệp FDI. Tính đến thời điểm năm 2020, một số sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam phần lớn thuộc khu vực FDI như sản phẩm điện tử máy tính và linh kiện (96,8%); giày dép (78,9%); và dệt may (60%).

Tính toán từ bảng cân đối liên ngành năm 2012, 2016 và 2019 cho thấy xuất khẩu hàng hóa lan tỏa đến giá trị tăng thêm nhỏ nhất trong các yếu tố của cầu cuối cùng trong nước (bao gồm tiêu dùng cuối cùng, tích lũy gộp tài sản, xuất khẩu hàng hóa và xuất khẩu dịch vụ).

Một điều rất đáng quan ngại là độ lan tỏa từ xuất khẩu hàng hóa đến giá trị tăng thêm ngày càng nhỏ: năm 2012 – 1 đồng xuất khẩu lan tỏa đến giá trị tăng thêm 0,56 đồng, năm 2016 tỷ lệ này giảm xuống 0,52 đồng và đến năm 2019 chỉ còn 0,26 đồng. Như vậy việc hớn hở với thành tích xuất khẩu chẳng phải buồn cười lắm sao?

Đồng hành với thành tích xuất khẩu của khu vực FDI là luồng tiền chảy ra thông qua chi trả sở hữu cũng tăng mạnh. Nếu GDP theo giá thực tế năm 2020 so với năm 2010 tăng 2,9 lần thì chi trả sở hữu thuần ra nước ngoài năm 2020 so với năm 2010 tăng khoảng 4,5 lần. Chi trả sở hữu ra nước ngoài trên dưới 18 tỉ đô la Mỹ.

Năm 2020 xuất siêu của khu vực FDI là 35 tỉ đô la Mỹ (khu vực kinh tế trong nước nhập siêu khoảng 15,5 tỉ đô la Mỹ) thì khoảng một phần hai số đó được chuyển về nước một cách hợp pháp.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới