Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Xuất khẩu đường qua Trung Quốc bị ách tắc

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Xuất khẩu đường qua Trung Quốc bị ách tắc

Ngọc Hùng

Xuất khẩu đường qua Trung Quốc bị ách tắc
Người dân ở ĐBSCL đang thu hoạch mía. Ảnh: TL.

(TBKTSG Online) –  Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) hiện  doanh nghiệp không thể xuất khẩu đường sang Trung Quốc vì giá đường trong nước cao hơn.

Cụ thể, giá bán buôn đường (có thuế giá trị gia tăng) tại nhà máy đường trong tuần qua ở miền Bắc là 11.163 – 12.350 đồng/kg, miền Trung, Tây Nguyên là  12.100 – 12.385 đồng/kg, còn các tỉnh Đông Nam bộ và ĐBSCL dao động từ 11.700 – 12.150 đồng/kg. Đây là mức giá cao hơn giá đường tại thị trường nội địa Trung Quốc.

Vì thế, cánh cửa xuất khẩu duy nhất của doanh nghiệp đường Việt Nam lâu nay tạm thời bị tắc, phần nào khiến lượng đường tồn kho tại các nhà máy tăng, nhất là khi đang vào vụ ép mía 2014/2015.

Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp vẫn đang nhập đường do giá thế giới thấp.

Một nguồn tin từ Cục Chế biến nông lâm và thủy sản cho biết, thời gian qua, giá đường trên thị trường thế giới giảm liên tục nên Bộ Công Thương đã cấp hạn ngạch để doanh nghiệp nhập đường với giá rẻ.

Trong số 77.200 tấn đường nhập khẩu theo cam kết WTO của năm 2014, có 40.000 tấn đường thô được nhập về để tinh chế, còn lại là đường trắng. Hiện giá đường giao dịch trên sàn hàng hóa Luân Đôn, Anh giao vào tháng 3-2015 là gần 421 đô la Mỹ/tấn, giảm hơn 50 đô la Mỹ/tấn so với mấy tháng trước đây.

Lâu nay, cứ đến sau tháng 8 hằng năm là Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN –PTNT) thống nhất thời gian nhập khẩu đường theo hạn ngạch. Tuy nhiên, năm nay, do lượng đường tồn kho vào thời điểm đó còn lớn nên hai bộ vẫn chưa ấn định thời gian cho nhập khẩu đường theo hạn ngạch của năm 2014.

Thống kê của VSSA, tính đến ngày 21-11, lượng đường tồn kho tại các nhà máy hơn 124.500 tấn, tại các doanh nghiệp thương mại thuộc hiệp hội là gần 8.580 tấn.

Xem thêm

>>> Tồn kho lớn, chưa ấn định thời gian nhập khẩu đường

>>> Mập mờ cơ chế phân giao nhập khẩu đường

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới