Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Xuất khẩu sang châu Phi giảm mạnh

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Xuất khẩu sang châu Phi giảm mạnh

T.Thu

Xuất khẩu sang châu Phi giảm mạnh
Gạo là một trong các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Châu Phi. Ảnh minh hoạ: TC.

(TBKTSG Online) – Xuất khẩu của Việt Nam trong hai tháng đầu năm 2013 sang một số thị trường quan trọng tại châu Phi bị sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước, như thị trường Ai Cập, Bờ Biển Ngà, Gana,….

Rào cản của thị trường châu Phi, Trung Đông

Châu Phi-Trung Đông: Cơ hội nhiều nhưng không dễ nắm bắt

Gỡ gút mắc khi xuất khẩu gạo sang châu Phi

Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong hai tháng đầu năm 2013, xuất khẩu của Việt Nam sang Ai Cập đạt 33,8 triệu đô la Mỹ, giảm 40% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Bờ Biển Ngà đạt 4,7 triệu đô la Mỹ, giảm 60% so với cùng kỳ năm trước, sang Xê nê gan giảm 74%, sang Gana giảm 13%,…

Theo ông Lý Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Châu Phi – Tây Á – Nam Á (Bộ Công Thương), nguyên nhân chủ yếu là do xuất khẩu gạo – mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang các thị trường này sụt giảm trong các tháng đầu năm vì các nước này đã tăng cường nhập khẩu gạo từ cuối năm 2012. Hiện lượng gạo dự trữ của nhiều nước châu Phi vẫn còn tương đối lớn.

Ngoài ra, hiện gạo Việt Nam đang chịu sự cạnh tranh quyết liệt từ gạo Ấn Độ tại thị trường Châu Phi, do gạo Ấn Độ có giá thấp và có khoảng cách vận chuyển ngắn hơn Việt Nam. Thêm vào đó, gạo Việt Nam xuất sang các thị trường này thường qua trung gian nên cũng ít có lợi thế cạnh tranh về giá.

Do đó, theo vị vụ trưởng này, để hỗ trợ doanh nghiệp khai thác thị trường Châu Phi về lâu dài, dự kiến Việt Nam sẽ ký kết một số Bản ghi nhớ liên chính phủ về xuất khẩu gạo sang một số nước Châu Phi, Ghi-nê, Gana, Cameroon… nhằm bảo đảm cho gạo Việt Nam có đầu ra ổn định và tránh được sự cạnh tranh trực tiếp với gạo của các nước xuất khẩu khác.

Ngoài ra, theo ông Hùng, nhìn chung, đến nay, doanh nghiệp Việt Nam chưa khai thác tốt thị trường Châu Phi vì chưa xem đây là thị trường trọng điểm nên không có chiến lược xuất khẩu dài hạn với thị trường này. Hiện chỉ có một số ít doanh nghiệp có văn phòng đại diện tại Châu Phi, còn phần lớn vẫn thực hiện mua bán với thị trường này qua công ty của các nước thứ ba như Singapore, nền kinh tế Hong Kong, hoặc giao dịch qua mạng internet – một hình thức giao dịch dễ bị lừa đảo.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới