Thứ Tư, 17/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Xuất siêu năm 2020 gấp 11 lần so với mức của năm 2016

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Xuất siêu năm 2020 gấp 11 lần so với mức của năm 2016

Lan Nhi

(TBKTSG Online) – Trong năm dịch bệnh Covid-19 hoành hành trên thế giới, chuỗi cung cầu bị đứt gãy, việc Việt Nam tiếp tục đạt mức xuất siêu lớn, chủ yếu vào thị trường các nước phát triển đã tạo nên một mảng sáng cho bức tranh nền kinh tế. Đặc biệt, mức xuất siêu năm 2020 cao gấp 11 lần so với mức thặng dư năm 2016.

Xuất siêu năm 2020 gấp 11 lần so với mức của năm 2016
Hoạt động xuất khẩu vào các thị trường hàng đầu thế giới như Mỹ, EU, Canada… tăng trưởng nhờ độ mở của các hiệp định thương mại tự do. Từ đó, dẫn đến việc nhiều ngành như dệt may (ảnh), nông sản, da giày… đạt mức xuất siêu kỷ lục. Ảnh: TL

Theo tính toán của Bộ Công Thương, năm 2020, xuất siêu ghi nhận ở mức kỷ lục, gần 19,1 tỉ đô la Mỹ khiến cho tổng cả cán cân thương mại hàng hóa giai đoạn 5 năm (2016-2020) đạt mức xuất siêu năm sau tăng cao hơn năm trước, góp phần lớn vào tăng trưởng GDP, tạo công ăn việc làm, tiêu thụ hàng hóa, nhất là nông sản.

Xuất siêu giúp nâng cao dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá và ổn định kinh tế vĩ mô. Mức thặng dư năm 2020 cao hơn mức thặng dư năm 2019 (10,87 tỉ đô la), cao hơn mức thặng dư năm 2018 (6,83 tỉ đô la), gấp hơn 9 lần so với mức thặng dư năm 2017 (2,11 tỉ đô la) và gấp gần 11 lần so với mức thặng dư năm 2016 (1,78 tỉ đô la).

Việt Nam đã xuất siêu chủ yếu vào thị trường các nước phát triển, có yêu cầu khắt khe về chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu như Mỹ (xuất siêu gần 62,7 tỉ đô la); EU (xuất siêu gần 20,3 tỉ đô la).

Riêng đối với thị trường EU, cả năm 2020, xuất khẩu sang thị trường EU 34,94 tỉ đô la, giảm 2,3% so với cùng kỳ năm 2019 do các tác động của đại dịch. Tuy nhiên, sau 5 tháng thực thi Hiệp định EVFTA (từ tháng 8-2020), xuất khẩu sang thị trường EU đạt khoảng 15,38 tỉ đô, tăng khoảng 1,6% so với cùng kỳ năm 2019. Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực tại thị trường EU sau khi Hiệp định EVFTA được thực thi, điển hình như thủy sản, tôm, gạo…

Kể từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực đến hết ngày 18-12-2020, các tổ chức được ủy quyền đã cấp gần 62.500 bộ chứng nhận xuất xứ (C/O) để hưởng ưu đãi tại thị trường EU với kim ngạch 2,35 tỉ đô la. Các mặt hàng đã được cấp C/O chủ yếu là giày dép, thủy sản, nhựa và các sản phẩm cà phê, hàng dệt may, túi xách, va-li, rau quả, sản phẩm mây, tre, đan; nông sản; hàng điện tử… Điều này cho thấy, hiệu quả khai thác lợi ích ngay sau khi Hiệp định được đưa vào thực thi là rất tốt.

Đối với thị trường các nước CPTPP, kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường là thành viên CPTPP đạt mức tăng tích cực. Năm 2020, xuất khẩu sang Canađa duy trì mức tăng trưởng dương, đạt 4,35 tỉ đô la, tăng 11,9%; xuất khẩu sang Mexico đạt 3,17 tỉ đô la, tăng 12,2%.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới