Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Xúc tiến xuất khẩu vào Phillipines qua mạng

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Xúc tiến xuất khẩu vào Phillipines qua mạng

Bà Ellen Cochanco đang trao đổi cùng đại diện Sàn giao dịch thương mại điện tử Gophatdat.com – Ảnh: Hồng Văn

(TBKTSG Online) – Thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử ở địa chỉ www.gophatdat.com của Công ty cổ phần thương mại điện tử Tiên Phong, Fly Ace Corporation của Philippines đã đặt mối quan hệ mua hàng nông sản từ Việt Nam sang phân phối cho thị trường này.  

Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online đã trao đổi nhanh cùng bà Ellen Cochanco, người phụ trách mua hàng của Fly Ace Corporation nhân chuyến sang Việt Nam khảo sát, gặp gỡ các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam.

TBKTSG Online: Việt Nam là quốc gia xuất khẩu nông sản nổi tiếng trên thế giới nhưng xuất khẩu sang Philippines lâu nay chủ yếu vẫn là gạo thông qua đấu thầu, liệu các mặt hàng nông sản khác của Việt Nam có thể thâm nhập thị trường này?  

Bà Ellen Cochanco: Trước hết tôi xin giới thiệu về công ty chúng tôi. Fly Ace Corporation là công ty chuyên nhập khẩu các mặt hàng nông sản thực phẩm như sữa đặc có đường, dầu ô liu, chè, cà phê. Việt Nam là một quốc gia có rất nhiều các mặt hàng nông sản tốt cho xuất khẩu, giá cả và chất lượng cạnh tranh hơn so với Trung Quốc.

Trước mắt, chúng tôi tập trung mua các mặt hàng sữa đặc có đường, chè và cà phê. Tôi cũng đang xem xét khả năng nhập các mặt hàng gạo, vốn là mặt hàng mà Việt Nam đang có thế mạnh trong xuất khẩu đứng hàng thứ hai, thứ ba trên thế giới.

Theo bà, đâu là các điểm mạnh và điểm yếu trong cung cấp hàng nông sản tại Việt Nam? Bà có thể so sánh các doanh nghiệp Việt Nam trong cùng lĩnh vực với doanh nghiệp thuộc các quốc gia khác như thế nào?  

Về một số điểm mạnh của Việt Nam trong cung ứng nguồn hàng thì tôi thấy rằng, nông sản của Việt Nam có giá cả và chất lượng khá tốt khi so sánh với một số quốc gia mà chúng tôi đã từng đến, đồng thời các doanh nghiệp cũng khá năng động trong việc đáp ứng đựơc một số đòi hỏi từ nhu cầu của chúng tôi, đặc biệt là hình thức nhập theo xu hướng OEM (tức cung cấp hàng theo thương hiệu của người mua).  

Tuy nhiên, công nghệ liên quan đến mẫu mã, bao bì thì doanh nghiệp các bạn còn chưa nhanh và thích ứng được so với các quốc gia như Trung Quốc, Indonesia, Thailand.  

Để nâng cao lợi thế cạnh tranh thì  tôi nghĩ doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam nên tập trung vào nâng cao kỹ thuật chế biến để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao từ thị trường thế giới, nhất là chú ý tới mẫu mã, bao bì.  

Khó khăn khi tôi sang mua nông sản của Việt Nam là khi tiếp xúc với các nhà cung ứng nông sản ở Việt Nam, hầu như là các nhà cung ứng đều không thể trao đổi thoải mái được bằng tiếng Anh.  

HỒNG VĂN thực hiện

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới