Thứ Sáu, 19/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Ý muốn truy tố Bank of China liên quan đến rửa tiền

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Ý muốn truy tố Bank of China liên quan đến rửa tiền

Phúc Minh

Ý muốn truy tố Bank of China liên quan đến rửa tiền
Bank of China bị cáo buộc chuyển từ Ý về Trung Quốc 4,5 tỉ euro tiền “bẩn”. Ảnh: Reuters

(TBKTSG Online) – Cơ quan công tố Ý muốn truy tố chi nhánh ngân hàng Trung Quốc Bank of China (BoC) tại Milan (Ý) và 297 người liên quan đến chương trình rửa tiền.

Đa số những người này là người Trung Quốc định cư tại Ý; trong đó có 4 viên chức quản lý của Ngân hàng Trung Quốc, chi nhánh Milan.

Các công tố viên tại Florence (Ý) cáo buộc có 4,5 tỉ euro (khoảng 5,1 tỉ đô la Mỹ) được chuyển từ Ý sang Trung Quốc, với nguồn gốc được cho là từ nghề mại dâm, làm hàng giả, trốn thuế và bóc lột lao động.

Theo các điều tra viên, gần một nửa trong tổng số 4,5 tỉ euro, được chuyển trong thời gian từ năm 2007-2010, đã được thực hiện qua chi nhánh tại Milan của BoC. BoC nhận được 758.000 euro tiền dịch vụ từ hoạt động chuyển khoản.

Hãng tin Ansa (Ý) cho biết đã có hàng triệu giao dịch diễn ra với mức dưới 2.000 euro – mức khởi điểm để các trình tự kiểm tra theo quy định chống rửa tiền phải được áp dụng, mức này sau đó được điều chỉnh xuống còn 1.000 euro.

Ansa nhận định: "Tiến hành rửa tiền ở mức tối đa đã củng cố năng lực kinh tế của các tổ chức mafia Trung Quốc chuyên hoạt động trong lĩnh vực nhập cư bất hợp pháp”.

Theo Ansa, bốn quan chức quản lý cao cấp của BoC có thể sẽ bị truy tố.

Thẩm phán sẽ sớm quyết định xem liệu BoC và 297 cá nhân có phải ra hầu tòa hay không. Hiện, cả BoC lẫn chính phủ Trung Quốc đều chưa có phản ứng gì.

Bỉ dỡ lệnh phong tỏa tài khoản Nga

Ngày 21-6, Bỉ cho biết các tài khoản của nhà nước Nga bị Bỉ phong tỏa được cho phép hoạt động trở lại.

Các tài khoản trên bị đóng băng sau phán quyết của tòa án trọng tài quốc tế liên quan đến tập đoàn dầu khí Nga đã ngưng hoạt động là Yukos.

Tháng 7-2014, tòa trọng tài quốc tế cho rằng quan chức Nga đã lũng đoạn hệ thống pháp lý khiến Yukos phá sản và ra lệnh cho Nga bồi thường cho các cựu cổ đông của Yukos 50 tỉ đô la Mỹ. Tuy nhiên, Nga không công nhận phán quyết của tòa. Do đó, các cựu cổ đông của Yukos đã có hành động pháp lý khiến tài sản của nhà nước Nga bị phong tỏa.

Đáp trả việc phong tỏa tài sản, Điện Kremlin đã triệu Đại sứ Bỉ tại Nga đến thông báo việc phong tỏa tài sản là "hành động thù nghịch công khai" dẫn đến "vi phạm nghiêm trọng các quy tắc đã được công nhận trong luật pháp quốc tế".

Pháp cũng phong tỏa tài khoản của nhà nước Nga tại 40 ngân hàng cùng một số tòa nhà. Hiện, chưa rõ liệu các tài sản này có được dỡ bỏ lệnh phong tỏa hay không.

Đọc thêm:

>> Tài sản chính phủ Nga bị đóng băng tại Pháp, Bỉ

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới