Thứ Hai, 5/06/2023, 20:51
26 C
Ho Chi Minh City

Đặt báo in

Thông tin quảng cáo

Thông tin quảng cáo


Yêu cầu mới về kỹ năng lao động cho công nghiệp 4.0

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Yêu cầu mới về kỹ năng lao động cho công nghiệp 4.0

Thùy Dung

Yêu cầu mới về kỹ năng lao động cho công nghiệp 4.0
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra những yêu cầu cao hơn về kỹ năng và năng lực của ngường lao động.

(TBKTSG Online) – Thị trường lao động đang ghi nhận xu hướng tuyển dụng nhân sự có khả năng học hỏi, sẵn sàng tiếp thu những kỹ năng mới nhằm thích ứng với những sự thay đổi và chuyển biến của nền kinh tế.

Tại hội thảo “Nguồn nhân lực và công nghệ cho kỷ nguyên số tại Việt Nam" do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và ManpowerGroup tổ chức ngày 14-11 ở Hà Nội, các chuyên gia nhân sự cho rằng mặt trái của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là nó có thể phá vỡ thị trường lao động. Khi các dây chuyền tự động hóa thay thế người lao động chân tay trong nền kinh tế, khi robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, hàng triệu người trên thế giới có thể rơi vào cảnh thất nghiệp.

Nghiên cứu mang tên "Cuộc cách mạng kỹ năng" của ManpowerGroup cho thấy có tới 45%

công việc con người đảm nhiệm có thể được tự động hóa. Các ngành chịu tác động nhiều nhất từ công nghệ số và tự động hóa là công nghệ thông tin (26%), nhân sự (20%) và dịch vụ khách hàng (15%). Ngành bán lẻ, ngành tài chính cũng là những ngành chịu tác động rất lớn với 47% các hoạt động mà nhân viên bán hàng thực hiện hàng ngày có thể được tự động hóa bằng công nghệ và tỷ lệ này lên đến 86% đối với nghiệp vụ kế toán, ghi sổ cũng như các công việc xử lý dữ liệu khác.

Không chỉ người lao động, ngay cả doanh nghiệp cũng cảm nhận được cơn bão công nghiệp 4.0 này. “Có tới 90% doanh nghiệp lo ngại xu hướng tự động hóa, robot, trí tuệ nhân tạo và số hoá sẽ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của tổ chức họ trong khoảng 2 năm tới”, ông Simon Matthews, Tổng giám đốc ManpowerGroup tại khu vực Thái Lan, Việt Nam và Trung Đông, nói.

Trong xu hướng mang tính toàn cầu này, doanh nghiệp buộc phải thay đổi để thích ứng. Tuy nhiên, doanh nghiệp lại đang gặp phải khó khăn trong việc tuyển dụng do “khan hiếm" nhân tài. Theo ManpowerGroup, tại khu vực Đông Nam Á, gần một nửa số doanh nghiệp tham gia cuộc khảo sát (46%) cho biết họ gặp khó khăn trong việc tuyển dụng. Năm 2016 được xem là năm khó khăn nhất trong vòng 11 năm trở lại đây trong tuyển dụng nhân sự. Tại Việt Nam, nhân sự quản lý cấp cao đang thiếu hụt trầm trọng, một phần do tình trạng “chảy máu chất xám" với con số người Việt Nam đi làm ở nước ngoài năm 2015 tăng 8% so với năm 2014.

Do đó, để ứng phó với tình trạng thiếu hụt nhân tài này, theo ManpowerGroup, có đến 53% doanh nghiệp chọn cách đào tạo và phát triển nhân lực hiện tại; 36% tuyển dụng nguồn nhân lực ngoài chuyên môn; 28% tìm các chiến lược tuyển dụng thay thế chiến lược tuyển dụng truyền thống, ví dụ tận dụng các công cụ truyền thông xã hội, sàn việc làm trực tuyến…

Theo ông Simon Matthews, đang có xu hướng doanh nghiệp tuyển dụng người lao động có khả năng đưa ra được 3-5 giải pháp cho một vấn đề; hoặc họ mong muốn tuyển lao động có khả năng học hỏi tốt thay vì những kiến thức mà họ có…

Do đó, người lao động phải có khả năng học hỏi, phải sẵn sàng tiếp thu những kỹ năng mới vì cơ hội được tuyển dụng ít phụ thuộc vào kiến thức của họ mà phụ thuộc nhiều vào khả năng học tập, ứng dụng và thích nghi tốt của họ.

Mời đọc thêm:

Thách thức tuyển dụng thời công nghệ 4.0

Lãnh đạo 4.0: động cơ biến hình của doanh nghiệp

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới