TBKTSG số 41: Cả nước sẽ đi làm thuê?
Tòa soạn TBKTSG
(TBKTSG Online) - Hiện đang nổi lên luồng suy nghĩ nền kinh tế Việt Nam đang lệ thuộc ngày càng nhiều vào đầu tư nước ngoài với hệ lụy cuối cùng là người Việt Nam phải đi làm thuê trên chính đất nước mình. Có bao nhiêu phần trăm sự thật trong lập luận này?
Bài viết “Chúng ta sẽ đi làm thuê trên chính đất nước mình” của tác giả Nguyễn Vạn Phú mang tính chất đề dẫn cho thảo luận của các chuyên gia kinh tế xoay quanh câu hỏi này. Theo đó, chúng ta đang đứng trước một thực tế phức tạp và đang biến đổi, hơn là hình dung kiểu trắng - đen, trong nước - ngoài nước, nội lực- ngoại lực thông thường.
Vậy cân nhắc thiệt hơn là ở chỗ nào? TS Phạm Thế Anh cho rằng “Do lỗi của chính chúng ta”. TS Phan Minh Ngọc đánh giá vai trò của FDI: “Còn những giá trị vô hình nữa”. Trong khi đó, theo TS Nguyễn Tú Anh: “Không thể ưu đãi doanh nghiệp nào hơn”. Dưới góc nhìn của TS Lê Hồng Giang, việc đặt câu hỏi “Chúng ta sẽ đi làm thuê…?” là “Không cần thiết”, bởi lẽ thực tế đa số người dân đang làm thuê, làm cho người Việt hay người nước ngoài cũng vậy, vấn đề là cần có cơ chế hữu hiệu để bảo vệ quyền lợi người lao động.
TBKTSG số ra ngày thứ Năm 9-8-2014 có nhiều bài viết thời sự khác:
Chất lượng giám sát đầu tư còn đáng lo hơn - Mục Ý kiến: Trong số 34.000-36.000 dự án đầu tư công đang thực hiện chỉ khoảng 60% là có thực hiện báo cáo giám sát.
Tâm lý ngầm của tỷ giá - Lưu Hảo: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra con số 1,43% về việc điều chỉnh tỷ giá trong năm nay. 1,43% chứ không phải tối đa 2% như chính ông vẫn tuyên bố. NHNN muốn thả vào thị trường một ít thông tin để đo lường phản ứng.
Những câu hỏi từ một kiến nghị “bất ngờ”- Nguyên Lê: Một diễn biến được dư luận đánh giá là “bất ngờ” khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thay mặt Chính phủ kiến nghị “xem xét dành một phần chi ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước”.
Trả lại vị trí cho doanh nhân - Huỳnh Thế Du: Chưa một quốc gia nào trên thế giới có thể phát triển mà thiếu vắng các nhà công nghiệp hay các doanh nghiệp tư nhân trong nước có sức cạnh tranh cao với những sản phẩm làm nên thương hiệu của họ. Đây chính là vấn đề của Việt Nam.
Xây sân bay Long Thành lúc này có quá sức? - Quang Chung: Nếu Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư dự án sân bay Long Thành thì gánh nặng nợ công của đất nước sẽ càng nặng thêm.
Thuốc cho người bệnh: chất lượng hay giá rẻ? - Hoàng Nhung: Tình trạng nhiều thuốc giá rẻ trúng thầu vào trung tâm mua sắm của sở y tế hoặc của các bệnh viện đang được nhiều người lên tiếng vì lo ngại cho hiệu quả điều trị.
Khuyến khích hàng nhập khẩu? - Thu Nguyệt: Đang tồn tại những bất hợp lý như thuế nhập khẩu thành phẩm 0%, trong khi linh kiện nhập khẩu về lắp ráp tại Việt Nam lại chịu thuế nhập khẩu.
Lỗi hẹn TPP? - Tiểu Minh: Kể ra, tuyên bố kết thúc đàm phán TPP tại Trung Quốc cũng là một điều thú vị khi không ít người cho rằng hiệp định này là để đối phó với Bắc Kinh.
Vẫn còn nhiều nghi kỵ - Ngô Việt Hòa: Sau khi nộp hồ sơ đề nghị được mở rộng quy mô dự án theo đúng quy định, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài X vẫn cảm thấy “bất an” vì không biết cơ quan cấp phép có thêm yêu cầu nào khác không…
Nông dân “chết” dần vì tôm, cá tra! - Trung Chánh: Không ít hộ nông dân đã chuyển sang nuôi… gia công. Trong khi đó, câu hỏi đặt ra là chính sách khoanh nợ liệu có rơi vào “vết xe đổ” của những chính sách tương tự?
Nhập khẩu bắp sẽ tiếp tục tăng? - Nguyễn Hoàng Công: Trong tám tháng đầu năm 2014, lượng bắp nhập khẩu của Việt Nam đã đạt tới 2,9 triệu tấn, lớn gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm trước.
Thế giới việc làm đang chia rẽ sâu sắc hơn - Ngọc Ý: Đang có một cuộc thay đổi lớn trong cơ cấu thu nhập và việc làm không chỉ ở Mỹ mà toàn thế giới.
Kinh doanh và văn hóa “fan”- Đỗ Anh: Giá trị kinh tế của văn hóa “fan” là gì?
Khi ai cũng biết vàng ở đó- Thanh Hương: Giá dầu sụt giảm và sự bùng nổ khai thác, sản xuất dầu khắp nơi trên thế giới hiện nay là một cảnh báo.
Đừng nhận trách nhiệm suông - Nguyễn Hữu Thiện: Nếu một quan chức cứ luôn lên tiếng “chịu trách nhiệm” hết vụ này đến vụ khác mà ít thấy đưa ra giải pháp để chấn chỉnh thực trạng thì tôi thấy chưa ổn.
Bắt đầu “cựa quậy” từ giáo trình- Nguyễn Huệ Nghi: Tuần trước, Đại học Kinh tế TPHCM tổ chức họp báo giới thiệu hai cuốn giáo trình mới sắp được đưa vào giảng dạy. Chỉ là hai cuốn giáo trình trong nhà trường, sao lại phải tổ chức cả một cuộc họp báo?
Tự chủ tài chính và nhập khẩu giáo trình, chưa đủ!- Nguyễn Vinh: Trao đổi với GS Vũ Đức Vượng về vấn đề này.
Đòi lại phí kẹt cảng- Lê Anh: Do bị lạm dụng trong một thời gian dài, một số doanh nghiệp đang tính chuyện đòi lại phí kẹt cảng.
Sự kiện thật, sự kiện giả- Dương Trọng Huế: Việc sử dụng sự kiện thật hay giả là tùy vào mục đích của người thực hiện nhưng nên tránh đánh đồng sự kiện giả đơn độc với chiến dịch truyền thông xã hội chiến lược.
Số phận mong manh - Công Sang: Việc hàng loạt trang web về các doanh nghiệp công nghệ ở Việt Nam đóng cửa hoặc dừng hoạt động đặt dấu hỏi về độ lớn của thị trường và hiệu quả của mô hình kinh doanh.
Đừng xem thường bệnh trầm cảm - BS Lê Hùng: Liệu chúng ta có thể quản trị được một thứ tài sản quý giá nhất đối với bản thân mình là sức khỏe hay không?
Những tín hiệu tích cực - Linh Trang: Chỉ số PMI tăng điểm trở lại. Tăng trưởng GDP tăng tốc trong quí 3. Năm tuần, tín dụng tăng 2,5%.
Đánh thức “công chúa ngủ trong rừng” - Thành Nam: Có không ít lý do khiến dòng tiền còn phân vân, chưa chảy mạnh vào HNX…
Phác họa chân dung nhà đầu tư ETF Việt Nam - Nguyễn Tuấn Anh: ETF nội địa có thể trở thành một kênh tiếp cận mới cho dòng vốn ngoại chảy thêm vào Việt Nam.
Xử lý tài sản bảo đảm trong thủ tục phá sản - TS Bùi Đức Giang: Khi Luật Phá sản 2014 được cho là mở ra nhiều cánh cửa hơn cho việc phá sản doanh nghiệp thì nỗi lo của chủ nợ có bảo đảm càng có cơ sở.
Những cái chết không thể chấp nhận - Trần Huy Minh Phương: Tôi đang rơi tự do theo những bản tin buồn.
Đô thị Sài Gòn, những gì còn mất - Nguyễn Thị Hậu: Bảo tồn lâu dài cảnh quan hay điểm nhấn đặc trưng của đô thị chính là tích tụ và di truyền ký ức lịch sử- văn hóa đô thị cho những thế hệ cư dân đô thị nối tiếp nhau.
Bảo tồn và phát triển - Nguyễn Đức Hiệp: Giá trị của một di sản không chỉ dựa vào kinh tế mà còn dựa vào văn hóa và tâm linh. Việc bảo tồn và phát triển cần có sự tham gia của người dân.
Di sản phải sống động và hướng đến lợi ích kinh tế - Trung Châu, Kiều Giang: Ghi nhận ý kiến của một số người nước ngoài đang sống và làm việc ở TPHCM về vấn đề bảo tồn di sản, cảnh quan và bản sắc đô thị Sài Gòn.
Tìm “nắng sạch” cho con - Nguyễn Huy: Tôi - một cư dân của khu phố phát hiện có một “cửa sổ nắng” nho nhỏ lọt qua được các dãy nhà trong khoảng 7 giờ 30 đến 8 giờ…