Chủ Nhật, 19/05/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Nghi ngờ xuất hiện chủng virus gia cầm mới

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Nghi ngờ xuất hiện chủng virus gia cầm mới

Ngọc Hùng

Nghi ngờ xuất hiện chủng virus gia cầm mới
Thịt gà được bán tại một chợ. Ảnh: Uyên Viễn

(TBKTSg Online) – Trước thông tin một số hộ dân ở Cần Thơ đã tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm A/H5N1 cho đàn gia cầm nhưng gia cầm vẫn bị chết, Viện Thú y cho rằng có khả năng do vắc xin được bảo quản không đúng, quá hạn, hoặc cũng có thể do có một nhánh (chủng) virus mới xuất hiện.

>>> Họ hàng virus cúm sẽ ngày càng đông

>>> Thêm 40 triệu liều vắc xin phòng cúm A/H5N1

>>> Sở Y tế TPHCM: Nguy cơ cúm gia cầm lây sang người rất cao

Theo ông Phùng Quốc Chướng, Viện trưởng Viện Thú y, để biết vì sao gia cầm chết dù đã được tiêm vắc xin A/H5N1 thì phải tiến hành những xét nghiệm cần thiết, và không loại trừ khả năng đã có một nhánh (chủng) virus mới xuất hiện.

"Chúng tôi chưa thể nói trước được điều gì nếu chưa có những xét nghiệm, nghiên cứu sâu hơn về trường hợp gia cầm vẫn bị chết sau khi tiêm vắc xin A/H5N1", ông Chướng nói.

Hiện trên thế giới, ngoài chủng cúm gia cầm A/H5N1, còn có thêm chủng H7N9, H6N1, H10N8 và ngay cả chủng A/H5N1 cũng có nhiều nhánh khác nhau.

Theo tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM, virus cúm A (Influenza A) có các phân týp (subtype) dựa trên tổ hợp hai loại protein là Hemagglutinin (H) và Neuraminidase (N); có 16 loại kháng nguyên H (H1- H16) và 9 loại kháng nguyên N (N1 – N9). Như vậy về lý thuyết, có thể có tất cả 144 tổ hợp H&N; nghĩa là hoàn toàn có thể xuất hiện trên thế giới xuất hiện một chủng virus cúm gia cầm mới.

Theo ông Châu, đặc đểm quan trọng nhất của virus cúm là khả năng thay đổi cấu trúc kháng nguyên thường xuyên thông qua hiện tượng đột biến và tái tổ hợp di truyền (reassortment). Và, tất cả các loài chim hoang dã là ký chủ tự nhiên của virus cúm (có thể mang virus nhưng không bị bệnh) này.

Do đó, sau khi xuất hiện H5N1 rồi H7N9 và nay là H10N8 thì có thể có thêm một chủng khác vì việc xuất hiện các chủng mới là đặc điểm tất yếu của virus cúm.

Hiện Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chưa có những bình luận gì với lý do cần phải xem xét mọi việc kỹ càng hơn trước khi đưa ra thông báo; gia cầm đã tiêm vắc xin A/H5N1 nhưng vẫn chết là do nguyên nhân gì.

Theo hướng dẫn sử dụng vắc xin cúm A/H5N1 của Công ty cổ phần thuốc Thú y Trung ương 1 (Vinavetco), vắc xin thường có hạn sử dụng 12 tháng kể từ ngày sản xuất, được bảo quản ở nhiệt độ 2-8 độ C, và phải dùng hết sau 24 giờ sau khi mở lọ vắc xin.

Theo thông tin của báo Tuổi trẻ, trong ngày 19-2, tại Cần Thơ, một số hộ dân có gia cầm chết, có hộ đã tiêm phòng vắc xin đầy đủ cho gia cầm nhưng gia cầm vẫn bị chết, và kết quả kiểm nghiệm cho những mẫu này là dương tính với A/H5N1.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới