Thứ năm, 19/12/2024
27 C
Ho Chi Minh City

18 dự án nhiệt điện than trong quy hoạch khó tiếp cận vốn

Trung Chánh

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) – Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh (GreenID) vừa công bố thông tin khảo sát nhanh cho thấy có 18 dự án nhiệt điện than mới được giữ trong dự thảo quy hoạch điện VIII khó khả thi về tiếp cận vốn.

Có 18 dự án nhiệt điện than khó khả thi về tiếp cận vốn. Ảnh: Trung Chánh

GreenID đã thực hiện một khảo sát nhanh từ nhiều nguồn trước những lo ngại về huy động vốn của các dự án nhiệt điện than mới, đặc biệt là các dự án vẫn được giữ trong dự thảo quy hoạch điện VIII mới sửa đổi vừa qua.

Theo đó, có 18 dự án nhiệt điện than khó khả thi trong tiếp cận vốn với tổng công suất 20.400 MW, bao gồm 14 dự án sử dụng than nhập khẩu với tổng công suất 18.830 MW và 4 dự án sử dụng than nội địa với tổng công suất 1.570 MW.

14 dự án sử dụng than nhập khẩu khó tiếp cận vốn gồm có dự án Nam Định 1 (Nam Định) có công suất 1.200 MW; dự án Hải Hà 1 (Quảng Ninh) có công suất 600 MW; dự án Hải Hà 2,3 và 4 (Quảng Ninh) có công suất 1.500 MW; dự án Formosa Hà Tĩnh 2 (Hà Tĩnh) có công suất 750 MW; dự án Quảng Trạch II (Quảng Bình) có công suất 1.200 MW; dự án Quỳnh Lập I và dự án Quỳnh Lập 2 (Nghệ An) có công suất 1.200 MW/dự án; dự án Công Thanh (Thanh Hoá) có công suất 660 MW.

Ngoài ra, còn có các dự án bao gồm Vũng Áng III (Hà Tĩnh) có công suất 2.400 MW; dự án Quảng Trị I (Quảng Trị) có công suất 1.200 MW; dự án Vĩnh Tân III (Bình Thuận) có công suất 1.800 MW; dự án Long Phú II và dự án Long Phú III (Sóc Trăng) có công suất lần lượt là 1.320 MW và 1.800 MW; dự án Sông Hậu II (Hậu Giang) có công suất 2.000 MW.

4 dự án sử dụng than nội địa bao gồm dự án An Khánh- Bắc Giang (Bắc Giang), có công suất 650 MW; dự án Phả Lại 3 (Quảng Ninh), có công suất 220 MW; dự án Bảo Đài (Bắc Giang), có công suất 600 MW và dự án Đức Giang Đồng Phát (Lào Cai) có công suất 100 MW.

Trong số 14 dự án sử dụng than nhập khẩu như nêu trên, nguồn thông tin của GreenID cho biết, dự án Quỳnh Lập I và Quỳnh Lập II (Nghệ An) địa phương đề xuất ngưng triển khai; dự án Vũng III (Hà Tĩnh) địa phương đề xuất chuyển sang khí LNG. Trong khi đó, dự án Long Phú II (Sóc Trăng), chủ đầu tư đề nghị dừng triển khai.

Trước đó, trao đổi với KTSG Online sau tuyên bố của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình liên quan đến việc không xây dựng các dự án nhiệt điện than mới ở nước ngoài, bà Nguỵ Thị Khanh, Giám đốc GreenID, cho rằng nếu tuyên bố này của Trung Quốc được thực hiện thì “cánh cửa” tài chính cho điện than của Việt Nam gần như khép lại.

Theo bà Khanh, nhiều dự án điện than dù đã nằm trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh, nhưng không triển khai được đúng tiến độ là do không thu xếp được nguồn vốn.

Vị chuyên gia này cũng cho biết, cách đây vài tháng, Hàn Quốc và Nhật Bản cũng đã tuyên bố dừng cấp tài chính cho điện than, như vậy, với việc Trung Quốc không xây dựng dự án nhiệt điện than mới ở nước ngoài, tài chính cho các dự án điện than ở Việt Nam – vốn phần lớn đến từ Trung Quốc – sẽ bị đóng lại.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới