Chủ Nhật, 24/11/2024
27 C
Ho Chi Minh City

TT Obama: Vì sao phản đối toàn cầu hóa?

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

TT Obama: Vì sao phản đối toàn cầu hóa?

Thái Bình

TT Obama: Vì sao phản đối toàn cầu hóa?
Năm 2015, thu nhập thực của hộ gia đình nghèo ở Mỹ tăng nhanh người giàu. Ảnh The Economist.

(TBKTSG Online) - Trong cuộc tranh cử tổng thống Mỹ đang diễn ra, không ít người lấy làm lạ khi chứng kiến các ứng cử viên – cả Dân chủ và Cộng hòa - cao giọng bài xích người nhập cư, phản đối mạnh mẽ các hiệp định thương mại tự do (free trade agrement, FTA), đặc biệt là hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans Pacific Partnership - TPP) giữa Hoa Kỳ và 11 nền kinh tế ven bờ Thái Bình Dương và hiệp định Thương mại và Đầu tư xuyên Đại Tây Dương (Transatlantic Trade and Investment Partnership - TTIP) giữa Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu.

Chính Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng bất ngờ.

Trong bài viết riêng cho báo The Economist hôm 8-10 về các chính sách kinh tế mà ông chưa hoàn thành sau 8 năm lãnh đạo nước Mỹ, ông Obama viết: “what is happening in the American political system? How has a country that has benefited—perhaps more than any other—from immigration, trade and technological innovation suddenly developed a strain of anti-immigrant, anti-innovation protectionism?” (Điều gì đang diễn ra trong hệ thống chính trị Mỹ? Làm thế nào một quốc gia được hưởng lợi – có lẽ hưởng lợi nhiều hơn mọi nước khác – từ sự di cư, thương mại và canh tân công nghệ bỗng dưng lại phát triển một não trạng chống người nhập cư, chống canh tân và theo chủ nghĩa bảo hộ?”)

Và ông lý giải, một nỗi lo lắng về những sức mạnh của toàn cầu hóa, di dân, công nghệ, thậm chí cả bản thân sự thay đổi… đã bén rễ ở nước Mỹ và trên toàn cầu, thể hiện qua sự hoài nghi đối với những thiết chế quốc tế (international institutions) mà sự kiện người dân Anh quốc mới đây chọn ra khỏi Liên minh châu Âu là một ví dụ.

Ông Obama cho rằng, phần lớn những nỗi bất mãn, hoài nghi này được thôi thúc bởi nỗi lo sợ không hoàn toàn mang tính chất kinh tế, mà mang âm hưởng của quá khứ “vàng son” (The anti-immigrant, anti-Mexican, anti-Muslim and anti-refugee sentiment expressed by some Americans today echoes nativist lurches of the past).

Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận một phần nỗi bất mãn ấy có gốc rễ từ mối quan tâm chính đáng về những sức mạnh kinh tế dài hạn. Trong nhiều thập niên, mức tăng năng suất bị sụt giảm, bất đình đẳng tăng lên đã dẫn tới kết quả là tăng trưởng thu nhập của các hộ gia đình có mức thu nhập trung bình và thấp bị chậm lại rất nhiều. Toàn cầu hóa và tự động hóa đã làm suy yếu vị thế của người lao động và khả năng của họ trong việc bảo đảm một mức lương tương xứng.

And the financial crisis of 2008 only seemed to increase the isolation of corporations and elites, who often seem to live by a different set of rules to ordinary citizens”. (Và cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 chỉ làm tăng thêm sự biệt lập của các tập đoàn và giới tinh hoa – những người có vẻ như sống theo các quy tắc luật lệ khác với công dân bình thường)!

Chính vì thế không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều người sẵn sàng chấp nhận lập luận rằng, cuộc chơi đã bị “bán độ” (rigged) mà không nhớ rằng, toàn cầu hóa đã là động lực lớn nhất đưa tới sự thịnh vượng và cơ hội mà thế giới được biết tới.

Trong 25 năm qua, tỷ lệ người sống trong nghèo khó cùng cực đã giảm từ gần 40% xuống dưới 10%. Năm ngoái, các hộ gia đình Mỹ được tăng thu nhập nhiều nhất xưa nay, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh nhất kể từ thập niên 1960. Những thành quả này sẽ không thể có được nếu không có toàn cầu hóa và cải tiến công nghệ mà các cuộc tranh luận chính trị hiện nay coi như là điều đáng lo ngại.

Vì thế, theo ông Obama: “This is the paradox that defines our world today. The world is more prosperous than ever before and yet our societies are marked by uncertainty and unease. So we have a choice—retreat into old, closed-off economies or press forward, acknowledging the inequality that can come with globalisation while committing ourselves to making the global economy work better for all people, not just those at the top”.

(Đây là nghịch lý của thế giới chúng ta ngày hôm nay. Thế giới đang thịnh vượng hơn bất cứ thời nào trước đây, nhưng xã hội chúng ta lại bất an và không chắc chắn. Vì thế chúng ta phải lựa chọn – rút lui vào các nền kinh tế đóng kín xưa cũ hoặc dấn tới phía trước, công nhận sự bất bình đẳng đi cùng với toàn cầu hóa trong khi cam kết làm cho nền kinh tế toàn cầu hoạt động tốt hơn cho tất cả mọi người chứ không chỉ cho những người ở trên đỉnh), ông Obama viết.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới