Thứ bảy, 30/11/2024
27 C
Ho Chi Minh City

Nhiều giải pháp xử lý chất thải, hướng đến phát triển kinh tế tuần hoàn

T.Đào

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) - Theo Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), nhiều giải pháp trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt hướng đến phát triển kinh tế tuần hoàn như khuyến khích đầu tư, phát triển các nhà máy chế biến chất thải để tách, tái chế các thành phần của chất thải sinh hoạt; khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo, tận dụng các nguồn năng lượng tái tạo từ chất thải rắn sinh hoạt.

Rác thải nhựa được phân loại, làm sạch để tái chế. Ảnh: TL

TTXVN thông tin, xét về tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom xử lý thì khu vực nội thành của các đô thị đạt trung bình là khoảng 96,3%, tăng hơn 11% so với mốc của năm 2016; khu vực nông thôn đạt khoảng 66%, tăng 16% so với năm 2016. Trong đó, tỷ lệ chôn lấp đạt khoảng 70%.

Cũng theo TTXVN, đại diện Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết có nhiều giải pháp để phát triển kinh tế tuần hoàn từ xử lý chất thải rắn sinh hoạt như khuyến khích tái chế, tái sử dụng, xây dựng các chương trình khuyến khích người dân phân loại chất thải, thúc đẩy việc tái chế, tái sử dụng các vật liệu như giấy, nhựa, kim loại, thủy tinh.

Các doanh nghiệp cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng, công nghệ xử lý chất thải để tối ưu hóa quá trình xử lý và tái chế; sử dụng các công nghệ tiên tiến như xử lý sinh học, xử lý nhiệt, hay công nghệ chất thải thành năng lượng để tạo ra sản phẩm tái chế và năng lượng sạch.

Các đơn vị tạo điều kiện để các doanh nghiệp sản xuất, tiếp thị các sản phẩm tái chế; phát triển công nghiệp chế biến chất thải, đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt, khuyến khích đầu tư, phát triển các nhà máy chế biến chất thải để tách, tái chế các thành phần của chất thải sinh hoạt.

Ngoài ra, bộ, ngành liên quan cũng có chính sách khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo, tận dụng các nguồn năng lượng tái tạo từ chất thải rắn sinh hoạt như biogas từ quá trình phân hủy sinh học, để sản xuất điện và nhiệt. Việc sử dụng năng lượng tái tạo giúp giảm sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch và giảm khí thải nhà kính.

Hiện nay, cả nước đang có khoảng 400 lò đốt chất thải rắn sinh hoạt, hơn 900 bãi chôn lấp, gần 40 dây chuyền sản xuất phân compost (phân hữu cơ). Nhiều địa phương đã đầu tư hệ thống xử lý, quy mô cấp huyện, liên huyện như Nghĩa Đàn (Nghệ An), Cẩm Xuyên, Can Lộc (Hà Tĩnh), Hưng Yên, Uông Bí (Quảng Ninh), Tam Điệp (Ninh Bình), Thanh Liêm (Hà Nam), Quảng Bình, Cần Thơ... hướng đến việc xử lý chất thải rắn tập trung quy mô lớn. Một số địa phương đã thực hiện mô hình xử lý rác thải theo hình thức đốt rác phát điện thay cho chôn lấp.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới