Thứ năm, 2/01/2025
27 C
Ho Chi Minh City

Khả năng chống chịu của doanh nghiệp nhỏ và vừa đã đến mức tới hạn

T.Phong

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) - Trong 7 tháng qua các kết quả đạt được có xu hướng cải thiện qua từng tháng, tuy nhiên, khó khăn, thách thức đặt ra còn rất lớn, không thể chuyển biến nhanh trong ngắn hạn, trong khi đó, khả năng chống chịu của một bộ phận doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa đã đến mức tới hạn.

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã đến mức tới hạn về khả năng chịu đựng trước khó khăn của thị trường. Trong ảnh là một hợp tác xã sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ ở một tỉnh ĐBSCL. Hình có tính chất minh hoạ. Ảnh: Trung Chánh

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kinh tế - xã hội tháng 7 tiếp tục chuyển biến tích cực, nhiều chỉ tiêu, chỉ số đã cải thiện hơn. Tuy nhiên, do bối cảnh khó khăn chung của thế giới và khu vực, tình hình khó có thể chuyển biến nhanh trong ngắn hạn.

Kinh tế tiếp tục chịu ảnh hưởng kéo dài bởi các khó khăn, thách thức trong những tháng đầu năm. Khó khăn tuy đã giảm bớt, nhưng sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp vẫn gặp nhiều thách thức, nhất là về thị trường, dòng tiền và thủ tục hành chính. Những khó khăn của doanh nghiệp, nền kinh tế đã tác động trực tiếp, làm gia tăng áp lực điều hành kinh tế vĩ mô. Tình hình lao động, việc làm đã có cải thiện, nhưng còn nhiều thách thức. Rủi ro dịch bệnh, bão lũ, nắng nóng, hạn hán, biến đổi khí hậu tiếp tục là những vấn đề cần quan tâm, nhất là khi đã bước vào mùa mưa bão.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, khó khăn, thách thức đặt ra còn rất lớn, không thể chuyển biến nhanh trong ngắn hạn, phụ thuộc lớn vào xu hướng chung toàn cầu, vì thế, tạo rủi ro, sức ép lên điều hành tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn về ngân sách nhà nước, đầu tư, tiêu dùng, lao động - việc làm, an sinh xã hội... trong khi đó, khả năng chống chịu của một bộ phận doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa đã đến mức tới hạn.

Và để giải quyết những vấn đề trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra đề xuất 10 điểm, trong đó, đáng chú ý là đề xuất thứ 3 là thúc đẩy mạnh các động lực tăng trưởng về tiêu dùng trong nước, đầu tư (bao gồm khu vực tư nhân trong nước, doanh nghiệp nhà nước, thu hút FDI và đầu tư công), xuất khẩu. Đề xuất thứ 4 là giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, đề xuất thứ 5 là thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới của nền kinh tế, tranh thủ tối đa các nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế số, chuyển đổi xanh... và đề xuất thứ 6 là bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ người lao động, bảo đảm đời sống người dân.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới