Thứ ba, 26/11/2024
27 C
Ho Chi Minh City

Cứ 100 đô la vốn FDI thì có 41 đô la đầu tư vào Đông Nam bộ

Công Phương

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) – Hiện Đông Nam bộ là khu vực thu hút FDI lớn nhất cả nước khi chiếm hơn 41% tổng vốn đầu tư, nghĩa là cứ 100 đô la Mỹ vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thì có hơn 41 đô la đổ vào khu vực này, qua đó, khẳng định vai trò dẫn dắt kinh tế của cả nước.

Theo Bộ Công Thương, vùng Đông Nam bộ có tiềm năng, lợi thế về tự nhiên, lợi thế so sánh, cạnh tranh, vị trí địa lý kinh tế - chính trị chiến lược đang vươn mình đảm nhiệm là đầu tàu kinh tế và trung tâm phát triển thương mại, công nghiệp... của cả nước. Ảnh minh họa: TTXVN

Đây là thông tin được Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương trích dẫn từ Hội nghị xúc tiến thương mại - Mở rộng thị trường xuất nhập khẩu vùng Đông Nam bộ với chủ đề "Tận dụng cơ hội – Vững bước tiến mới" do Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đồng chủ trì, Cục Xúc tiến thương mại và Sở Công Thương tỉnh Bình Dương phối hợp đồng tổ chức ngày 13-12.

Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương, khu vực Đông Nam Bộ vươn lên trở thành vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, đi đầu trong hội nhập, phát triển công nghiệp, thương mại và thu hút đầu tư, với nhiều dự án quy mô lớn, công nghệ cao, tạo ra các sản phẩm có thương hiệu.

Theo UBND tỉnh Bình Dương, với diện tích 23.600km2, dân số hơn 18 triệu người, khu vực Đông Nam bộ đóng góp 32 GDP của cả nước. Hiện Đông Nam bộ thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI lớn nhất, chiếm 41,1% tổng vốn FDI, khẳng định vị thế vai trò dẫn dắt kinh tế của cả nước.

Trong 11 tháng của năm 2023, kim ngạch xuất nhập khẩu thương mại của các địa phương thuộc khu vực Đông Nam bộ đạt hơn 200,5 tỉ đô Mỹ, chiếm 32,4% thương mại của Việt Nam, trong đó, TPHCM chiếm 89 tỉ đô, cao nhất cả nước, Bình Dương và Đồng Nai có tổng kim ngạch xuất-nhập khẩu lần lượt là 47,7 tỉ đô và 34 tỉ đô la Mỹ.

Hiện sản phẩm xuất khẩu của khu vực Đông Nam bộ có mặt ở gần 200 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó, có các thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN…., theo số liệu từ Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương.

Vì thế, thông qua hội nghị này, phía Bộ Công Thương đề nghị trong thời gian tới, các địa phương tính toán và liên kết với nhau để đưa ra được thế mạnh của vùng, vì thế mạnh này không chỉ giúp Đông Nam bộ mà còn kéo cả nền sản xuất của cả nước đi lên.

Theo Bộ Công Thương, đây là hội nghị triển khai nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ giao, nhằm tăng cường công tác xúc tiến thương mại, liên kết sản xuất, kết nối cung cầu, đẩy mạnh quảng bá hình ảnh, thương hiệu ngành hàng, sản phẩm của địa phương vùng Đông Nam Bộ; hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết nhằm phát triển sản phẩm, đa dạng hóa thị trường và các chuỗi cung ứng, đẩy mạnh xuất nhập khẩu.

1 BÌNH LUẬN

  1. Con số hấp dẫn. Quan trọng là, 41% FDI đó phân bổ vào những lĩnh vực nào. Quan trọng hơn, tạo ra bao nhiêu giá trị gia tăng cho phát triển vùng kinh tế ? Quan trọng nhất, FDI đã để lại gì đàng sau kết quả đầu tư đó, đánh thức tiềm năng và nội lực, hay là hủy hoại môi trường và bán rẻ tài nguyên ?

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới