Thứ sáu, 29/11/2024
27 C
Ho Chi Minh City

Đường sắt Việt Nam lùi các phương án thoái vốn đến 2025

Lan Nhi

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) - Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC) đã trình Chính phủ phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tổng công ty đường sắt Việt Nam (VNR) đến 2025.

Ngành đường sắt thực hiện nhiều thay đổi để giảm lỗ. Ảnh minh họa: VNR

Theo đề án mới 2021-2025, được CMSC trình lên Thủ tướng hôm 16-2-2024, đến 2025, VNR vẫn không thực hiện cổ phần hóa công ty mẹ và các công ty thành viên nhưng sẽ làm thủ tục để hợp nhất Công ty Cổ phần vận tải đường sắt Hà Nội và Công ty Cổ phần vận tải đường sắt Sài Gòn thành một công ty. Đây là doanh nghiệp chính giữ vai trò vận tải hành khách trên trục Bắc-Nam của ngành đường sắt hàng chục năm qua và tạo doanh thu khá nhất trong khối kinh doanh ngành này.

Các công ty khác như Công ty Cổ phần xe lửa Dĩ An, Công ty Cổ phần xe lửa Gia Lâm vẫn duy trì tỷ lệ vốn nhà nước/vốn điều lệ. Việc thoái hết 100% vốn Nhà nước nắm giữ tại 13 công ty cổ phần được thực hiện theo quyết định của Chính phủ từ 2013.

Riêng việc hợp nhất 2 công ty cổ phần vận tải đường sắt Sài Gòn và Hà Nội được yêu cầu là phải thực hiện linh hoạt, để mở nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Nhà nước thoái vốn khi tìm được đối tác. Dự kiến đến quí 2-2024, công ty cổ phần sau hợp nhất mới có thể đi vào hoạt động. Khi đó, tỷ lệ phần vốn Nhà nước nắm giữ trên vốn điều lệ của công ty này dự kiến sẽ lớn hơn 80%.

Trong giai đoạn từ năm 2016-2020, VNR cổ phần hóa bất cứ đơn vị nào mà tập trung thoái vốn tại 17 công ty cổ phần. Trong đó, có 7 đơn vị thoái vốn thành công, 6 đơn vị thoái vốn nhưng không hết và 4 đơn vị thực hiện thoái vốn nhưng không thành theo Đề án tái cơ cấu VNR đã phê duyệt tại thời điểm đó. Đến nay, VNR còn 15 công ty cổ phần có vốn góp, thuộc diện thoái vốn nhưng việc này đang tạm dừng cho đền khi đề án tái cấu VNR giai đoạn tới được Thủ tướng phê duyệt.

Ngành đường sắt gặp khó từ chục năm nay do sự phát triển mạnh mẽ và cạnh tranh dữ dội từ ngành hàng không và vận tải đường bộ. Với VNR, hạ tầng và phương pháp quản trị lạc hậu cũng được cho là hai trong những nguyên nhân chính khiến hiệu quả hoạt động hàng năm của VNR ở mức thấp.

Bình quân giai đoạn 2016-2020, lợi nhuận trước thuế bình quân của VNR đạt 149,09 tỉ đồng/năm, không bao gồm năm 2020 bị lỗ hơn 1327 tỉ đồng do ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch Covid-19. Riêng công ty mẹ, doanh thu bình quân hàng năm hàng năm trong thời điểm đó chỉ đạt 93,5%, tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu bình quân ở mức 3,8%/năm là mức thấp.

Năm 2017, Thủ tướng đã phê duyệt điều chỉnh tăng vốn điều lệ của VNR từ 2.268 tỉ đồng lên 3.250 tỉ đồng nhưng cho đến nay, tổng công ty chỉ mới tăng lên được 3.104 tỉ đồng, thấp hơn 146 tỉ đồng so với vốn điều lệ được duyệt.

Từ 2020 đến nay, do hoạt động sản xuất kinh doanh của VNR không có lãi nên doanh nghiệp chưa bố trí, cân đối được nguồn vốn để tăng đủ số vốn điều lệ theo quy định.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới