Thứ hai, 23/12/2024
27 C
Ho Chi Minh City

Phê duyệt tổng chi cân đối ngân sách Nhà nước năm 2022 hơn 2,89 triệu tỉ đồng

Trúc Đào

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) - Chiều nay (24-6), với 459/460 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua dự thảo nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2022. Trong đó, tổng số chi cân đối ngân sách Nhà nước là hơn 2,89 triệu tỉ đồng, bao gồm cả số chi chuyển nguồn từ năm 2022 sang năm 2023.

Với 459/460 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua dự thảo nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2022. Ảnh: Baochinhphu.vn

Theo Baochinhphu.vn, Quốc hội phê chuẩn tổng số thu cân đối ngân sách Nhà nước là 2.713.787 tỉ đồng. Số thu này gồm cả số thu chuyển nguồn từ năm 2021 chuyển sang năm 2022, thu kết dư ngân sách địa phương năm 2021, thu từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

Tổng số chi cân đối ngân sách Nhà nước là 2.897.466 tỉ đồng. Số vốn này bao gồm cả số chi chuyển nguồn từ năm 2022 sang năm 2023. Bội chi ngân sách nhà nước là 293.313 tỉ đồng, không bao gồm kết dư ngân sách địa phương. Ngoài ra. tổng mức vay của ngân sách nhà nước để bù đắp bội chi và trả nợ gốc là 488.406 tỉ đồng.

Quyết nghị cũng bổ sung dự toán thu ngân sách Nhà nước năm 2022 số tăng thu ngân sách Nhà nước năm 2022 chưa được bổ sung tại nghị quyết số 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc bổ sung dự toán thu ngân sách Nhà nước năm 2022; phân bổ, sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên của ngân sách trung ương năm 2022 là 3.102 tỉ đồng. Trong số đó, nguồn tăng thu ngân sách trung ương là 972 tỉ đồng; tăng thu ngân sách địa phương là 2.130 tỉ đồng.

Chính phủ có nhiệm vụ chỉ đạo các bộ, cơ quan trung ương, UBND các cấp và các đơn vị quản lý thu, chi ngân sách nhà nước thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách nhà nước. Cơ quan, bộ làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm người đứng đầu, các tập thể, cá nhân quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước không chấp hành theo quy định của pháp luật trong lập, chấp hành dự toán.

Việc khắc phục các tồn tại trong lập, quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước; có các giải pháp quản lý, sử dụng số tăng thu ngân sách nhà nước gắn với điều hành và xây dựng kế hoạch huy động vốn bù đắp bội chi ngân sách nhà nước và vay, trả nợ bảo đảm tiết kiệm cũng là một trong những nhiệm vụ cần thực hiện.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới