Thứ Sáu, 26/07/2024
35.6 C
Ho Chi Minh City

Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 100.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật mỗi năm

Nam Nguyên

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) – Bình quân mỗi năm lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu về Việt Nam khoảng 100.000 tấn để đáp ứng nhu cầu của ngành nông nghiệp.

Việt Nam vẫn phải nhập một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật để đáp ứng nhu cầu trong nước. Hình ảnh có tính chất minh hoạ. Ảnh: TL.

Đây là một phần thông tin được đưa ra tại hội nghị Thúc đẩy phát triển sản xuất thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam do Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức ngày 24-7, theo baochinhphu.vn.

Theo Hội các doanh nghiệp Sản xuất và Kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật bảo vệ thực vật Việt Nam, bình quân mỗi năm lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu về Việt Nam khoảng 100.000 tấn. Như vậy, hằng năm Việt Nam phải nhập một lượng thành phẩm đáng kể để gia công tiêu dùng trong nước.

Ở một góc độ nào để, để chủ động hơn với nguyên liệu sản xuất các loại thuốc bảo vệ thực vật thì việc phát triển công nghệ gia công thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam có vai trò rất quan trọng, cho phép doanh nghiệp chủ động nguồn cung ứng thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên, nhìn tổng thể công tác gia công thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất, trình độ sản xuất giữa các nhà máy còn chưa đồng đều.

Theo thống kê của Cục Bảo vệ Thực vật, cả nước hiện có 96 cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật với công suất hơn 300.000 tấn/năm và sản xuất được 30 dạng thuốc, có 87/96 cơ sở sản xuất nằm trong khu công nghiệp, trong đó các tỉnh ĐBSCL có 60 cơ sở, chiếm 61,85%, các tỉnh vùng Đông Nam bộ có 26 cơ sở, chiếm 26,8%.

Theo Cục Bảo vệ thực vật, hiện nay các doanh nghiệp chưa chủ động sản xuất được các hoạt chất. Việt Nam hiện chỉ có 1 cơ sở có sản xuất hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật hóa học, công suất khoảng 50 tấn/năm và chỉ dùng cho tiêu thụ nội địa, không xuất khẩu. Một vấn đề nữa là quy mô công suất hầu hết của các doanh nghiệp sản xuất trong ngành này còn thấp.

Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất phân bố không đồng đều trong nước làm gia tăng chi phí vận chuyển, có nhiều doanh nghiệp chỉ sản xuất các dạng thuốc, dung môi yêu cầu kỹ thuật đơn giản. Và hiện tại chưa có cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật sinh học chuyên hoá và quy mô lớn.

Lý do mà các doanh nghiệp trong nước chưa đủ động sản xuất được các hoạt chất bên cạnh vấn đề kinh phí đầu tư cao mà còn do thời gian kéo dài.

Cụ thể, tại hội nghị này, Baochinhphu.vn dẫn thông tin từ tổ chức CropLife Châu Á cho thấy, để giới thiệu 1 hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật mới ra thị trường, các thành viên của CropLife Châu Á cần đầu tư trung bình khoảng 301 triệu đô la Mỹ và mất 12,3 năm. Nếu chỉ tính về kinh phí, thì mức đầu tư hiện nay đã tăng 25 lần so với mức của 20 năm trước. Còn hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) thuốc bảo vệ thực vật sinh học, từ 16 triệu đô la lên 26 triệu đô la, tăng 62,5% so với mức của nghiên cứu trước đó.

Đây chính là một trong những rào cản để làm cho các doanh nghiệp trong nước chưa thể đầu tư vào việc sản xuất 1 hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật mới.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới