Thứ Ba, 10/09/2024
35.6 C
Ho Chi Minh City

Chậm sắp xếp gần 100 doanh nghiệp nông lâm nghiệp vì điểm nghẽn đất đai

Bình Dương

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) – Trong chỉ thị vừa ban hành, Thủ tướng yêu cầu phải hoàn thành rà soát, phê duyệt phương án sắp xếp đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp trong năm 2024.

Gần 100 công ty nông lâm nghiệp chậm trễ sắp xếp, đổi mới. Ảnh: N.K

Chỉ thị nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp, nhằm khai thác hiệu quả nguồn đất đai, nâng cao năng suất, chất lượng sản xuất, góp phần phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt ở vùng nông thôn, baochinhphu.vn đưa tin.

Tuy nhiên, quá trình sắp xếp, đổi mới vẫn còn nhiều bất cập. Đến nay, khoảng 95 công ty tại 24 tỉnh thành, chiếm 37%, vẫn chưa hoàn thành việc sắp xếp, đổi mới. Một số công ty sau khi đổi mới vẫn hoạt động kém hiệu quả, chưa đạt được mục tiêu đề ra do vấn đề liên quan đến đất đai chưa được giải quyết.

Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp phải hoàn thành rà soát, phê duyệt phương án sắp xếp đổi mới trong năm 2024. Các đơn vị tập trung xử lý các vấn đề còn tồn tại, khai thác tối đa tiềm năng của các doanh nghiệp nông, lâm nghiệp.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các địa phương triển khai các nghị định liên quan, giải quyết các vướng mắc pháp lý, theo dõi tiến độ thực hiện, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định.

Bộ Tài chính xây dựng, trình cấp và phê duyệt các cơ chế hỗ trợ cho các công ty gặp khó khăn, đề xuất bổ sung vốn cho các công ty nhà nước theo quy định, giải quyết các vấn đề vượt quá thẩm quyền của Chính phủ.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ, chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương hoàn thiện quản lý đất đai, giải quyết các vướng mắc về đất đai phát sinh.

Thanh tra Chính phủ sẽ chủ trì các cuộc thanh tra về quản lý và sử dụng đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh, đặc biệt tập trung vào các trường hợp vi phạm pháp luật.

Bộ Công Thương và Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp sẽ hoàn thành việc phê duyệt và trình kế hoạch sắp xếp đối với Tổng công ty Giấy Việt Nam và Tổng công ty Cà phê Việt Nam trước ngày 31-10.

Để đảm bảo quá trình sắp xếp, đổi mới diễn ra thuận lợi, UBND các tỉnh, thành phố cần chủ động hoàn thiện phương án, quản lý đất đai, xử lý vi phạm và báo cáo kết quả lên cấp trên.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới