(SGTT) – Theo các bác sĩ, rối loạn tiêu hóa thường có những biểu hiện như đau bụng, đầy hơi buồn nôn hay nôn ra thức ăn, tiêu chảy, táo bón… Nguyên nhân của tình trạng này là do cơ thể phải tiêu hoá một lượng lớn các chất dinh dưỡng, đạm, béo, bột đường vượt quá khả năng tiêu hoá hấp thụ thông thường trước đây.
Tuy nhiên, với trường hợp các rối loạn tiêu hoá kéo dài hơn hoặc kèm sốt, tiêu phân đàm máu, lơ mơ, co giật, biểu hiện của ngộ độc thực phẩm cấp tính thì cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu để được điều trị kịp thời.
- Xuất hiện biến thể XB, TPHCM tổ chức 45 điểm tiêm vaccine phòng Covid-19 xuyên Tết 2023
- Người Việt đón Tết xa xứ: Cái gì cũng có, chỉ thiếu gia đình
Trong những ngày nghỉ lễ Tết, nhiều người cho phép bản thân ăn uống “không phanh”. Tuy nhiên, thói quen này dễ khiến một số người mắc chứng đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.
Vậy tại sao tình trạng rối loạn tiêu hoá thường dễ gặp trong dịp lễ Tết? Các triệu chứng thường gặp và những loại thực phẩm nào cần hạn chế để tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa? Và những lời khuyên của bác sĩ như thế nào về chế độ ăn uống, sinh hoạt để có một mùa lễ Tết an toàn?
Những nội dung này sẽ được BS. CK2. Dương Thị Kim Loan, Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng của Bệnh viện Thống Nhất (TPHCM), giải đáp trong chuyên mục “Chuyện khó có chuyên gia” của Bản tin 360 độ sống khoẻ hôm nay, ngày 23-1 (tức mùng 3 Tết Âm lịch).
Bên cạnh đó, những thông tin liên quan đến cảnh báo nhiều trẻ em nhập viện vì ngộ độc, tai nạn xảy ra trong dịp Tết; Bộ Y tế đề nghị Bộ Công an, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xử lý nghiêm nghệ sĩ ‘thổi phồng’ tác dụng của thực phẩm chức năng; cũng như cảnh báo của Bộ Y tế Indonesia về loại kẹo khói chứa nitơ lỏng trào lưu trên TikTok trong thời gian gần đây… cũng là những nội dung nổi bật trong phần điểm tin của bản tin hôm nay.