Bất động sản Bình Dương hưởng lợi từ công nghiệp
Khánh An
(Địa ốc) - Dòng vốn liên tục đổ vào, kinh tế tăng trưởng cao và việc tập trung phát triển, mở rộng đầu tư các khu công nghiệp là những tín hiệu cho thấy lĩnh vực công nghiệp ở Bình Dương sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong thời gian tới. Cùng với đó, lĩnh vực bất động sản cũng sẽ được hưởng lợi.
The Eden City là một trong những dự án hấp dẫn nhất tọa lạc trên cung đường phát triển Bến Cát – Bàu Bàng. |
Điểm tựa công nghiệp
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Bình Dương vẫn đang tiếp tục tăng mạnh. Trong 10 tháng đầu năm 2019, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Bình Dương đạt hơn 2,6 tỉ đô la Mỹ, tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2018. Tính lũy kế, đến nay Bình Dương đang có 3.725 dự án FDI hoạt động với tổng vốn đầu tư khoảng 33,9 tỉ đô la, chỉ đứng sau TPHCM.
Đáng chú ý, dòng vốn FDI đổ về Bình Dương trong năm nay không chỉ tập trung vào lĩnh vực sản xuất mà xuất hiện nhiều dự án lớn về các lĩnh vực công nghệ, nhà xưởng cho thuê, bất động sản.
Theo các chuyên gia, không phải ngẫu nhiên mà các nhà đầu tư trong ngoài nước đẩy mạnh “rót vốn” vào các khu công nghiệp của Bình Dương. Hiện nay, các khu công nghiệp của TPHCM hầu như đã lấp đầy, quỹ đất ngày càng hạn hẹp và chủ yếu dành cho phát triển nhà ở, thương mại - dịch vụ. Trong khi đó, Đồng Nai, Long An vẫn chưa có sự đột phá trong việc thu hút nhà đầu tư.
Phối cảnh tổng thể khu đô thị The Eden City. |
Bình Dương thì lại khác khi vừa sở hữu vị trí chiến lược kết nối thuận lợi với TPHCM và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tầm nhìn quy hoạch tốt, vừa có quỹ đất khá lớn để phát triển khu công nghiệp và chính sách “trải thảm đỏ” của chính quyền.
Số liệu thống kê cho thấy, Bình Dương hiện có 29 khu công nghiệp và 12 cụm công nghiệp với tổng diện tích hơn 13.500 héc ta, tỷ lệ lấp đầy đạt khoảng 80%. Theo quy hoạch đến năm 2020, toàn tỉnh sẽ có 33 khu công nghiệp với tổng diện tích 14.790 héc ta.
Trong đó, nổi bật là việc xây dựng cảng cạn ICD, khu công nghệ cao 900 héc ta tại Bàu Bàng, khu đô thị - công nghiệp VSIP III 1.000 héc ta tại thị xã Tân Uyên. Bên cạnh đó, Bình Dương đang đẩy mạnh chiến lược xây dựng thành phố thông minh, đầu tư cơ sở hạ tầng mà điển hình là việc công bố xây dựng Trung tâm Thương mại Thế giới lớn nhất Việt Nam vào tháng 10 vừa qua. Đây là những điều kiện thuận lợi để Bình Dương tiếp tục thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị trong thời gian tới.
“Tranh” cơ hội đón đầu
Tốc độ phát triển và đô thị hóa đang diễn ra rất nhanh tại Bến Cát và Bàu Bàng. |
Thực tế cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của các khu công nghiệp tại Bình Dương kéo theo dân số tăng nhanh và một lượng lớn lao động nhập cư, chuyên gia trong và nước ngoài đến sinh sống, làm việc, kéo theo sự phát triển của thị trường bất động sản.
Điều này có thể thấy rõ qua các giai đoạn phát triển của thị xã Dĩ An, Thuận An. Năm 2007, dân số của Dĩ An chỉ hơn 200.000 người nhưng với sự hình thành của các khu công nghiệp Sóng Thần 2, Tân Đông Hiệp, Tân Bình, Bình An… năm 2015, dân số đã tăng lên 300.000 người, năm 2019 gần 500.000 người. Cùng với đó, các lĩnh vực thương mại - dịch vụ, nhà ở phát triển rất nhộn nhịp, mức giá gần tiệm cận với TPHCM.
Tuy nhiên, hiện nay các khu công nghiệp tại Dĩ An, Thuận An đã lấp đầy 100% và không còn quỹ đất. Do đó, với định hướng phát triển các khu công nghiệp mới về phía Bắc của tỉnh Bình Dương, tương lai các thị xã Bến Cát, Bàu Bàng, Tân Uyên cũng sẽ phát triển tương tự như Dĩ An, Thuận An hiện nay.
Trên thực tế, từ năm 2018 các nhà đầu tư đã bắt đầu về Bến Cát, Bàu Bàng tìm mua nhà, đất để đón đầu cơ hội. Thị trường bất động sản tại đây nhanh chóng nóng lên với nhiều dự án ra đời, ngày càng được đầu tư chỉn chu, hiện đại. Điển hình như khu đô thị The Eden City của Công ty cổ phần Cao su Tài Lộc, dù mới công bố ra thị trường chỉ được một tuần nhưng đã có hơn 50% sản phẩm thuộc giỏ hàng đợt 1 được khách hàng đặt chỗ.
Các mẫu nhà của The Eden City có thiết kế kết hợp ở và kinh doanh. |