Thứ bảy, 23/11/2024
27 C
Ho Chi Minh City

Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Kinh tế phát triển ổn định nhưng tiềm ẩn nguy cơ lạm phát

Nam Nguyên

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) - Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kinh tế vĩ mô Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2024 nhìn chung ổn định và tiếp tục đà phục hồi. Tuy nhiên, bên cạnh những tín hiệu tích cực, cơ quan này cũng cho rằng, lạm phát là vấn đề cần được theo dõi sát sao trong bối cảnh kinh tế hiện nay.

Khách mua hàng tại một siêu thị. Ảnh: TL.

Theo Chinhphu.vn, trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 55-2024 vào hôm nay (1-6), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, kinh tế vĩ mô 5 tháng cơ bản ổn định, nền kinh tế tiếp tục phục hồi, tháng sau tích cực hơn tháng trước.

Bên cạnh kết quả đã đạt được, các khó khăn, thách thức chung của thế giới, khu vực tiếp tục tác động không nhỏ đến kinh tế-xã hội của Việt Nam. Cụ thể, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, lạm phát có thể tăng do biến động nguồn cung, giá cả thế giới hay do nhu cầu sử dụng điện, vận tải hành khách… trong nước tăng khi vào mùa cao điểm nắng nóng và du lịch hè.

Đồng thời, tỷ giá dự báo tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh do sức ép từ bên ngoài. Tâm lý thị trường hiện nay đang bị ảnh hưởng bởi kỳ vọng lạm phát và tỷ giá.

Do đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng lạm phát là vấn đề cần đặc biệt lưu ý, theo dõi sát để có giải pháp điều hành giá chặt chẽ, thận trọng. Quan điểm nhất quán trong quản lý là ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.

Vì thế, lãnh đạo bộ đề nghị các cơ quan ban ngành có liên quan theo dõi chặt chẽ lạm phát, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế.

Liên quan vấn đề này, trước đó, phía Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các tổ chức tín dụng; các chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu thực hiện một số giải pháp về tín dụng và lãi suất.

Cụ thể, các tổ chức tín dụng cần tiếp tục phấn đấu giảm 1-2%/năm lãi suất cho vay, nhất là cho các động lực tăng trưởng truyền thống, các ngành mới nổi, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, nhà ở xã hội... nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phát triển sản xuất kinh doanh, tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

Cùng với đó là duy trì mặt bằng lãi suất huy động ổn định, hợp lý, phù hợp với khả năng cân đối vốn, khả năng mở rộng tín dụng lành mạnh và năng lực quản lý rủi ro, ổn định thị trường tiền tệ và mặt bằng lãi suất thị trường.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới