Theo các chuyên gia y tế, ô nhiễm không khí, nhất là nồng độ bụi mịn tăng cao, dễ gây viêm nhiễm đường hô hấp. Bụi mịn có kích thước siêu nhỏ nên có thể xâm nhập sâu vào phổi, có thể trở thành tác nhân khởi phát bệnh hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hoặc các bệnh lý viêm mũi xoang dị ứng…
Về lâu dài, các loại bụi có thể xâm nhập qua niêm mạc, đường tiêu hóa, đi đến những cơ quan khác, ảnh hưởng đến gan thận và phát triển thần kinh của trẻ.
- Bác sĩ nước ngoài phải thạo tiếng Việt liệu có cần thiết?
- Cảnh giác với nguy cơ đau tim, đột quỵ khi xem bóng đá mùa World Cup
Theo kết quả quan trắc không khí 4 đợt gần nhất của Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM, nồng độ bụi mịn PM2.5 trên địa bàn thành phố đều vượt ngưỡng cho phép so với quy chuẩn Việt Nam là 50 µg/m3. Nguyên nhân của tình trạng này là do TPHCM có số lượng lớn phương tiện tham gia giao thông, đặc biệt là dịp cuối năm, các chuyến xe tăng mạnh để phục vụ lễ tết và nhu cầu đi lại của người dân. Vì vậy, nồng độ bụi mịn và tình trạng ô nhiễm không khí ảnh hưởng từ hoạt động giao thông ở giai đoạn này tăng cao.
Vậy không khí ô nhiễm, bụi mịn tăng cao ảnh hưởng đến sức khoẻ như thế nào và cách phòng ngừa tác hại của bụi mịn ra sao? Những nội dung này sẽ được bác sĩ Trương Hữu Khanh, chuyên gia dịch tễ học, nguyên Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM) giải đáp trong chuyên mục “Chuyện khó có chuyên gia” của Bản tin 360 độ sống khoẻ ngày 20-12.
Ngoài ra, những thông tin liên quan đến vụ việc phòng khám đa khoa Hồng Phong và phòng khám đa khoa quốc tế tại TPHCM bị đóng cửa 2 năm, vì ngang nhiên khám chữa bệnh dù đã bị cơ quan chức năng đình chỉ; một trường hợp ở Đồng Nai bị tử vong nghi do nhiễm virus dại sau hơn 4 tháng; cảnh báo của Bộ Y tế về sản phẩm giảm cân Loss weight Phục Linh collagen chứa chất cấm Sibutramine… là các nội dung nổi bật sẽ có trong chuyên mục “Điểm tin” của Bản tin 360 độ sống khoẻ.
Theo Sài Gòn Tiếp Thị