Thứ Sáu, 16/08/2024
35.6 C
Ho Chi Minh City

Cả nước có 841 cơ sở sản xuất phân bón, 80% sản phẩm là phân hoá học

Trung Chánh

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) – Cả nước có 841 cơ sở sản xuất phân bón với 24.491 sản phẩm được công nhận lưu hành, tuy nhiên, đa phần là phân bón vô cơ hay còn gọi là phân hoá học.

Sử dụng phân bón ở ĐBSCL chủ yếu là phân hoá học. Nguồn ảnh: Cục bảo vệ thực vật

Thông tin trên được nêu ra tại hội nghị trực tuyến “Thực trạng và giải pháp quản lý sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)” diễn ra vào hôm nay, 27-8.

Báo cáo của Cục bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, tính đến cuối năm 2020, cả nước có 24.491 sản phẩm phân bón được công nhận lưu hành, trong đó, phân bón vô cơ chiếm 80,4% và phân hữu cơ chiếm 19,6%.

Trong tổng số sản phẩm phân bón đã được công nhận lưu hành như nêu trên, khu vực ĐBSCL- nơi được xem là vựa lúa và vựa trái cây của cả nước- có 5.265 sản phẩm (chiếm 21,5%), trong đó, phân bón vô cơ chiếm 4.273 sản phẩm (chiếm 81,1%) và phân hữu cơ có 992 sản phẩm (chiếm 18,9%).

Cục Bảo vệ thực vật cho biết, đến cuối năm 2020, cả nước có 841 cơ sở sản xuất phân bón với tổng công suất 29,25 triệu tấn/năm. Trong đó, phân vô cơ có 576 cơ sở với công suất 25,21 triệu tấn/năm và phân hữu cơ có 265 cơ sở sản xuất với công xuất chỉ 4,04 triệu tấn/năm.

Riêng khu vực ĐBSCL có 343 cơ sở sản xuất phân bón với tổng công suất 5,8 triệu tấn, trong đó, phân vô cơ là 241 cơ sở với công suất 5,06 triệu tấn/năm và phân hữu cơ 102 cơ sở với công suất 749.600 tấn.

Về cơ sở buôn bán phân bón, hiện cả nước có 31.701 cơ sở, trong đó, đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán là 29.177 (số còn lại chưa được cấp giấy chứng nhận). Riêng vùng ĐBSCL có 9.566 cơ sở buôn bán phân bón (có 9.316 cơ sở được cấp chứng nhận đủ điều kiện buôn bán).

Về sử dụng phân bón, Cục Bảo vệ thực vật cho biết, năm 2020, cả nước sử dụng 10,23 triệu tấn phân bón, bao gồm 7,6 triệu tấn phân hoá học và 2,63 triệu tấn phân hữu cơ.

Lượng phân bón sử dụng trung bình cả nước là 753 kg/héc ta, trong đó, ĐBSCL có lượng sử dụng trung bình là 1.071 kg/héc ta, cao hơn trung bình cả nước 42%. Riêng lượng phân bón hoá học sử dụng trung bình cả nước là 560 kg/héc ta, trong đó, tại các địa phương ĐBSCL là 754 kg/héc ta, cao hơn 35,3% so với trung bình cả nước.

Còn sử dụng phân hữu cơ, nếu tính riêng phân hữu cơ được sản xuất công nghiệp (không tính phân hữu cơ do nông dân tự sản xuất, khoảng 19,51 triệu tấn), thì trung bình cả nước là 193 kg/héc ta. Trong đó, riêng ĐBSCL, phân bón hữu cơ sản xuất công nghiệp được sử dụng là 184 kg/héc ta.

Việc sử dụng phân bón vô cơ nhiều, nhưng trong bài tham luận “Xu hướng sử dụng phân bón ở Việt Nam và giải pháp quản lý chất lượng phân bón bằng mã QR- Quick Response”, ông Văn Tiến Thanh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần phân bón dầu khí Cà Mau, cho rằng hiệu suất sử dụng còn rất thấp.

Theo đó, với phân đạm chỉ 45-50%, phân lân là 20-30% và khoảng 60% với phân kali (tính hiệu lực trực tiếp, chưa tính hiệu lực cộng dồn hay hiệu lực tồn tại).

Theo ông Thanh, hàng năm đã có một lượng lớn phân bón đưa vào đất, nhưng cây trồng sử dụng không hết, gây lãng phí như phân đạm 1,8 triệu tấn, lân 2,07 triệu tấn và 344.000 tấn phân kali, trong đó, một phần bị rửa trôi hoặc thấm sâu gây ô nhiễm nguồn nước.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới