Thứ hai, 6/01/2025
27 C
Ho Chi Minh City

Các bộ sau khi hợp nhất, tinh gọn có tên dự kiến là gì?

Hoài Hương

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) - Bộ máy của Chính phủ sẽ được tinh gọn từ 30 xuống còn 21 đầu mối gồm 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ và 4 cơ quan trực thuộc Chính phủ. Tên của các Bộ cũng được thay đổi sau khi hợp nhất, tinh gọn.

Sau khi tinh gọn, Chính phủ sẽ giảm từ 30 xuống còn 21 đầu mối gồm 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, 4 cơ quan trực thuộc. Ảnh minh họa: TTXVN

Theo định hướng của Ban chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, sau khi sắp xếp, sáp nhập, tổ chức bộ máy của Chính phủ giảm còn 5 bộ, 4 cơ quan thuộc Chính phủ, TTXVN đưa tin.

Như vậy, bộ máy của Chính phủ sẽ được tinh gọn từ 30 xuống còn 21 đầu mối (giảm 9 đầu mối) gồm 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ và 4 cơ quan thuộc Chính phủ. Dự kiến tên của một số bộ sau khi hợp nhất như sau:

Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính: tên dự kiến Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển.

Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng: tên dự kiến Bộ Hạ tầng và Đô thị.

Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên, Môi trường.

Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Khoa học và Công nghệ: tên dự kiến Bộ Chuyển đổi số và Khoa học, Công nghệ hoặc Bộ Chuyển đổi số, Khoa học, Công nghệ và Thông tin.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ: tên dự kiến Bộ Nội vụ và Lao động.

Ngoài ra, Bộ Ngoại giao tiếp nhận nhiệm vụ chính của Ban Đối ngoại Trung ương, Ủy ban Đối ngoại Quốc hội khi hai đơn vị này kết thúc hoạt động.

Bộ Quốc phòng sẽ thực hiện việc sắp xếp đầu mối tổ chức bên trong theo quyết định của Bộ Chính trị. Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được chuyển về Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý, nằm trong cơ cấu tổ chức của Bộ này.

Ủy ban dân tộc tiếp nhận Ban Tôn giáo Chính phủ từ Bộ Nội vụ và tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ về giảm nghèo từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2 BÌNH LUẬN

  1. Đề xuất tên mới, nội hàm mới, ngắn gọn cho các bộ mới sáp nhập: 1. Bộ Tài chính – Kinh tế, 2. Bộ Nông nghiệp – Tài nguyên – Môi trường, 3. Bộ Y tế- An sinh xã hội, 4. Bộ Văn hóa – Du lịch – Thông tin, 5. Bộ Hạ tầng – Giao thông, 6. Bộ Giáo giục – Đào tạo, 7. Bộ Khoa học-Công nghệ – Số hóa, 8. Bộ Nội vụ – Hành chánh.

  2. Ta đang quan tâm quá nhiều chuyện “vĩ mô”. Những chuyện “vi mô” thực ra mới sát sườn với dân. Cấp thôn/ xã là điển hình. Phẩm chất năng lực cán bộ ở các địa bàn này mới là nhân tố quyết định để cụ thể hóa thành công/ thất bại chính sách nhà nước đển với cuộc sống, thậm chí sinh/ tử của từng hộ gia đình. Chỉ riêng câu chuyện để xin được cái thẻ bảo hiểm y tế hộ nghèo, cũng vô cùng gian nan. Đầu tiên, phải có phết phẩy thì mới xong việc. Trong khi hộ nghèo thì lấy “tiền đâu” để đáp ứng cái “đầu tiên” ? Cải tổ bộ máy, làm gì đi nữa, xin đừng quên chú ý đến lĩnh vực/ đối tượng vi mô này. Bởi đây mới là hiện thực cuộc sống, hàng ngày hàng giờ diễn ra, nhiều chuyện tuy nhỏ nhưng vô cùng thiết yếu.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới