Thứ hai, 27/01/2025
27 C
Ho Chi Minh City

Cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu sẽ thu phí tự động không dừng

L.Nhi

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) - Bộ GTVT đang thúc đẩy nhanh Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (PreFS) dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu sau khi chuyển từ phương thức đầu tư Hợp tác công - tư (PPP) sang đầu tư công và dự kiến sẽ thu phí tự động không dừng.

Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đã được phê duyệt báo cáo PreFS từ năm 2021. Tuy nhiên, tháng 1-2022, Chính phủ đã đưa vào danh mục các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội. Quốc hội thông qua trong Nghị quyết số 43/2022 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình này, nhằm mục đích sớm hoàn thành đưa vào khai thác phát huy hiệu quả đáp ứng nhu cầu vận tải cấp bách của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Các tuyến cao tốc vùng Đông Nam Bộ nối với TPHCM và các vùng lân cận luôn được đề nghị chuyển đổi từ PPP sang đầu tư công để đẩy nhanh tiến độ các dự án trong vài năm tới. Ảnh: cao tốc Long Thành - Dầu Giây

Đây là dự án có tiêu chí thuộc dự án quan trọng quốc gia (sử dụng vốn đầu tư công trên 10.000 tỉ đồng) sau khi chuyển đổi sang phương thức đầu tư công. Theo quy định của pháp luật, khi chuyển sang hình thức đầu tư công, Ban QLDA 85 (Bộ GTVT- đơn vị chuẩn bị dự án) cập nhật các nội dung liên quan đến việc chuyển sang phương thức đầu tư mới.

Do dự án chưa được quyết định đầu tư nên không thuộc đối tượng là dự án đang trong quá trình thực hiện, vì vậy cần phải trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.

Theo Bộ  GTVT,  dự án có tổng chiều dài 53,7 km, điểm đầu tại Km0 kết nối với tuyến tránh QL.1 đoạn qua thành phố Biên Hòa (Đồng Nai). Điểm cuối tại Km53+700 giao với QL.56 thuộc thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Trong trường hợp được áp dụng các cơ chế đặc thù tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11-1-2022, dự án dự kiến hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư trong năm 2022, hoàn thành giải phóng mặt bằng trong năm 2023, khởi công đầu năm 2023 và cơ bản hoàn thành vào năm 2025.

Nhu cầu bố trí vốn để cơ bản hoàn thành dự án trong giai đoạn 2021 - 2025
khoảng 14.270 tỉ đồng (khoảng 80% tổng mức đầu tư), phần còn lại khoảng 3.567
tỉ đồng chuyển tiếp bố trí giai đoạn 2026 - 2030.

Để đáp ứng tiến độ trình Quốc hội, Bộ GTVT dự kiến tiến độ hoàn thiện hồ sơ và qua các vòng thẩm định trong tháng 3 này để Chính phủ trình Quốc hội trước ngày 20-3-2022.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới